CHƯƠNG 19.VỀ HƯU
Hãy làm chủ cuộc đời nhé con trai!
Sau sáu năm học đại học Y khoa Hà Nội, Tuấn thi đậu làm bác sĩ nội trú tiếp ba năm nữa, rồi mới đi làm. Mấy năm đầu Tuấn ở lại trường giảng dạy, sau rồi một Viện ở trung ương chủ trương lấy bác sĩ nội trú về, nên con tôi được chuyển đổi môi trường. Ra trường xin việc, con tôi tự làm, không phiền gì đến mẹ. Tuấn bảo “Con được đào tạo hẳn hoi, có bằng cấp tử tế, nơi nào sử dụng thấy phù hợp thì con về, chứ con không muốn phải đi cầu cạnh gì, mẹ cứ yên tâm!”. Thấy con nói phải, và từ từ công việc cũng ổn định suôn sẻ, nên tôi không phải lo lắng gì nữa. Tôi chỉ dặn con, “đã chọn lấy nghề Y thì phải chấp nhận hi sinh, hết lòng vì người bệnh, nhất là ở nơi con bệnh nhân các tỉnh về đông, họ rất nghèo và khó khăn, con nhớ không được gây phiền hà gì cho họ”.
Đi làm được ba năm, con tôi lập gia đình. Con dâu tôi là Song Hương, bạn học của Tuấn. Tôi vui lắm, vì nhớ ngày xưa tôi và bố MQ của cháu cũng yêu nhau từ môi trường học đường. Ngày cưới của con tôi, hai anh của bố cháu (bác Thơ, bác Hồng) và bác Lý (vợ bác Quảng) ra dự đông đủ. Sang nhà gái làm thủ tục ăn hỏi, và đón dâu, tôi đều hứng chí làm “thơ con cóc” tặng hai họ, vừa đọc vừa muốn khóc. Cứ mỗi lần làm đám cưới cho con, tôi lại tủi thân lắm, cứ một mình lọ mọ chạy xe máy đầu tỉnh cuối tỉnh để mời, mà cũng chỉ tới được các đấng bề trên già yếu, là để báo cáo chứ không phải để bắt các cụ đi dự. Còn bạn bè thì chỉ a lô và nhờ người gửi đi theo từng nhóm là cùng. Tất bật khi chuẩn bị thế thôi, chứ ra lễ thành hôn là tôi “phong độ” ngay, những giọt nước mắt lúc nào cũng rình rập tuôn trào, nhưng tôi luôn nén kìm lại để mọi người chỉ thấy nụ cười tươi rói mà thôi.
Tôi có con dâu. Tôi hạnh phúc thật chứ. Lên cơ quan làm, đi đâu tôi cũng khoe với mọi người, bây giờ trong nhà có thêm con thêm đông vui, từng bữa ăn chuẩn bị hay dọn dẹp có con dâu chia sẻ đỡ đần, rồi nay mai có cháu chắc còn hạnh phúc hơn, chỉ tiếc là MQ không còn nữa. Con dâu tôi chăm chỉ, căn cơ, nhưng ít nói. Tôi cũng mừng thầm cho con trai mình tuyềnh toàng sẽ nhận được sự bù trừ cẩn thận từ vợ nó, và ngược lại, cậu luôn vui vẻ chuyện trò âu cũng là “gánh” thay cho vợ một ít nụ cười. Tuy mới gần nhau, chưa hiểu về con dâu, nhưng tôi luôn nghĩ nó như con gái mình thôi, lấy chồng lạ nước lạ cái, về nhà chồng làm sao thoải mái như với bố mẹ đẻ được, nên cố gắng chủ động thân thiện, chứ không câu nệ đòi hỏi gì ở con cả. Tôi không nói trực tiếp với con trai nhưng tôi luôn thầm nhắn nhủ nó:”Hãy làm chủ cuộc đời nhé con trai! Mẹ cầu mong hai con mãi hạnh phúc…”
Yên tâm
Hãy làm chủ cuộc đời nhé con trai!
Sau sáu năm học đại học Y khoa Hà Nội, Tuấn thi đậu làm bác sĩ nội trú tiếp ba năm nữa, rồi mới đi làm. Mấy năm đầu Tuấn ở lại trường giảng dạy, sau rồi một Viện ở trung ương chủ trương lấy bác sĩ nội trú về, nên con tôi được chuyển đổi môi trường. Ra trường xin việc, con tôi tự làm, không phiền gì đến mẹ. Tuấn bảo “Con được đào tạo hẳn hoi, có bằng cấp tử tế, nơi nào sử dụng thấy phù hợp thì con về, chứ con không muốn phải đi cầu cạnh gì, mẹ cứ yên tâm!”. Thấy con nói phải, và từ từ công việc cũng ổn định suôn sẻ, nên tôi không phải lo lắng gì nữa. Tôi chỉ dặn con, “đã chọn lấy nghề Y thì phải chấp nhận hi sinh, hết lòng vì người bệnh, nhất là ở nơi con bệnh nhân các tỉnh về đông, họ rất nghèo và khó khăn, con nhớ không được gây phiền hà gì cho họ”.
Đi làm được ba năm, con tôi lập gia đình. Con dâu tôi là Song Hương, bạn học của Tuấn. Tôi vui lắm, vì nhớ ngày xưa tôi và bố MQ của cháu cũng yêu nhau từ môi trường học đường. Ngày cưới của con tôi, hai anh của bố cháu (bác Thơ, bác Hồng) và bác Lý (vợ bác Quảng) ra dự đông đủ. Sang nhà gái làm thủ tục ăn hỏi, và đón dâu, tôi đều hứng chí làm “thơ con cóc” tặng hai họ, vừa đọc vừa muốn khóc. Cứ mỗi lần làm đám cưới cho con, tôi lại tủi thân lắm, cứ một mình lọ mọ chạy xe máy đầu tỉnh cuối tỉnh để mời, mà cũng chỉ tới được các đấng bề trên già yếu, là để báo cáo chứ không phải để bắt các cụ đi dự. Còn bạn bè thì chỉ a lô và nhờ người gửi đi theo từng nhóm là cùng. Tất bật khi chuẩn bị thế thôi, chứ ra lễ thành hôn là tôi “phong độ” ngay, những giọt nước mắt lúc nào cũng rình rập tuôn trào, nhưng tôi luôn nén kìm lại để mọi người chỉ thấy nụ cười tươi rói mà thôi.
Tôi có con dâu. Tôi hạnh phúc thật chứ. Lên cơ quan làm, đi đâu tôi cũng khoe với mọi người, bây giờ trong nhà có thêm con thêm đông vui, từng bữa ăn chuẩn bị hay dọn dẹp có con dâu chia sẻ đỡ đần, rồi nay mai có cháu chắc còn hạnh phúc hơn, chỉ tiếc là MQ không còn nữa. Con dâu tôi chăm chỉ, căn cơ, nhưng ít nói. Tôi cũng mừng thầm cho con trai mình tuyềnh toàng sẽ nhận được sự bù trừ cẩn thận từ vợ nó, và ngược lại, cậu luôn vui vẻ chuyện trò âu cũng là “gánh” thay cho vợ một ít nụ cười. Tuy mới gần nhau, chưa hiểu về con dâu, nhưng tôi luôn nghĩ nó như con gái mình thôi, lấy chồng lạ nước lạ cái, về nhà chồng làm sao thoải mái như với bố mẹ đẻ được, nên cố gắng chủ động thân thiện, chứ không câu nệ đòi hỏi gì ở con cả. Tôi không nói trực tiếp với con trai nhưng tôi luôn thầm nhắn nhủ nó:”Hãy làm chủ cuộc đời nhé con trai! Mẹ cầu mong hai con mãi hạnh phúc…”
Yên tâm
Tôi về nghỉ hưu cuối năm 2003. Tôi không buồn không hẫng hụt gì, vì tôi mong muốn nghỉ. Tôi đã quá ngán cái cảnh đầu tắt mặt tối cho công việc rồi. Giám đốc Trung tâm gợi ý tôi có thể đi làm tiếp, theo chế độ hợp đồng kí sáu tháng hoặc một năm, nhưng tôi từ chối. Nghỉ hưu là qui luật thường tình, thiếu mình thì có nhiều người khác làm, còn tốt hơn mình nữa. Mấy tháng trước khi về hưu, tôi làm việc càng bận rộn vất vả hơn vì muốn hoàn thành những việc dang dở. Tôi không có giờ rảnh rỗi để du ngoạn thăm thú chào tạm biệt ai, từ các địa phương đến các Vụ trong cơ quan. Tôi làm đến giờ chót. May có buổi họp giao ban lệ thường đủ thành phần lãnh đạo cơ quan và lãnh đạo các đơn vị, nên tôi xin phép thủ trưởng có mấy lời tâm sự chào chia tay, thế thôi. Với trung tâm, tôi thuê một chiếc xe lớn 45 chỗ mời mọi người về thăm quê tôi, về thăm ngôi nhà kỉ niệm tôi đã mua lại của hai gia đình được chia trong cải cách ruộng đất. Tôi nhờ bà chị họ chuẩn bị sẵn cho tôi rượu "quốc lủi", gà ta “xịn” luộc lên, tôi đặt từ Hà Nội một thúng xôi đậu đen mang về, đồng thời hái rau lang trong vườn đem luộc để thết mọi người. Tôi giải thích về ba thức ăn này: Một là xôi đậu đen, bố mẹ tôi rất chuộng. Hai là gà luộc me tôi rất mê. Ba là rau khoai lang luộc tôi say từ thời chiến tranh sơ tán đói khát trên rừng Thái Nguyên. Tôi mời bạn bè về nhà tôi, kỉ niệm của bố mẹ và me tôi còn đó sừng sững với thời gian, tôi thì đang ở bên các bạn bằng xương bằng thịt hẳn hoi. Các bạn hãy thưởng thức để có được những cảm nhận và tưởng tượng chia vui với các đấng sinh thành của tôi và người con gái út bé bỏng của họ nay đang về già nhé. Hôm ấy, mọi người vui vẻ lắm. Ai cũng bảo ăn rất ngon miệng. Mấy cô gái còn thi nhau hái những chùm khế lúc lỉu quả trên cây khế tôi mang từ Hà Nội về trồng. Vì mang từ Hà Nội nên nó không cho ra những chùm khế ngọt (mà là chua ngọt) để tôi có thể tự hào với bạn bè rằng, mình đã đang và còn lớn nổi thành người đây. Nhưng đùa cho vui thế thôi, quê hương đang gần lại với tôi hơn kể từ khi tôi mua lại được ngôi nhà và mảnh vườn mà đồng nghiệp của tôi đang an tọa chiêm ngưỡng trong chốc lát đấy!
Ở Trung tâm, trong lúc làm nốt mọi việc, tôi tranh thủ chụp hình với cán bộ nhân viên của tất cả các phòng, dán hình chụp lại trong một quyển album lớn làm lưu niệm. Tôi xuất khẩu thành “thơ cóc” gắn theo mỗi hình chụp là mấy câu tâm tình vui vui chú giải, để lỡ ra sau này già quá bị lẫn lộn quên mất thì những câu thơ đó sẽ có tác dụng trợ giúp đôi phần. Tất cả các bức hình, đa phần tôi cười rất tươi. Nước mắt không có chỗ hiển hiện trong cuốn album đó. Rồi Trung tâm, ban giám đốc, các phòng liên hoan chia tay, tặng tôi những món quà tình cảm, mà giờ này tôi vẫn đang sử dụng hoặc nâng niu chúng. Này là chiếc áo dài truyền thống may từ tấm vải mềm mại tạo duyên, kìa là chiếc khăn quàng màu lòng tôm dính chặt trên cổ tôi mỗi khi đông về, nọ là tấm vải lớn đủ để may bộ comple với sắc màu tôn da thật tuyệt mà vì quí nó, tôi chưa may cứ giở ra nhìn ngắm hoài, và nhiều nhiều nữa.
Về nghỉ hưu, nói của đáng tội, tôi thấy hơi chống chếnh đúng một tuần đầu mới nghỉ. Trong tuần này, tôi dọn dẹp lại sách vở, ngâm nga vui thú với cuốn album chụp hình kỉ niệm ở trung tâm. Rồi tôi đi chơi mấy nơi quanh nội thành Hà Nội, theo tour hẳn hoi, mà cứ thấy thế nào ấy. Nhưng rất nhanh thôi, từ tuần thứ hai, tôi ổn hẳn. Ngày ngày tôi đi chợ, nấu ăn, chiều tối có con gái, vợ chồng con trai con dâu về, lại đông đúc. Một cậu bạn, mời tôi làm việc ở công ty của cậu, tôi nhận lời và chỉ làm ngày một buổi. Bây giờ, công nghệ đổi thay nhiều rồi. Một nhóm kĩ sư trẻ tìm hiểu, cài đặt một phần mềm của nước ngoài với mã nguồn mở, tôi chỉ giúp họ hàng ngày Chat với chuyên gia Đức (nhóm tác giả), về những thắc mắc, phát sinh và nhận lời giải đáp. Tôi cũng tham gia viết tài liệu hướng dẫn sử dụng.Tôi chỉ làm cho vui, chứ không nhận lương bạn trả vì công ty còn đang gặp nhiều khó khăn. Về sau, bạn vẫn chuyển lương của tôi thành cổ phần của công ty, coi như “của để dành” mặc dù không có gì đáng kể.
Cháu nội
Tới khi con dâu tôi sinh con thì tôi nghỉ hẳn, không làm gì nữa và chỉ ở nhà trông cháu nội là Hồ Diệu Ngân. Ai cũng bảo cháu nội tôi giống cô Ngân Hương hồi nhỏ, tất nhiên cháu không bé còm yếu ớt như cô. Mẹ cháu ít sữa, nên chủ yếu nuôi bộ. Bao nhiêu năm rồi không nuôi con nhỏ nữa, nay mới lại bế nựng cháu trên tay, lo từng chai sữa cháu mút có ợ lên giữa chừng để khỏi chớ (nôn) không, nhiều lúc tôi thấy là lạ nhưng rất thích. Tôi có cảm giác như chăm cháu còn cẩn thận và kĩ lưỡng hơn ngày xưa chăm con.
Khi ru cháu ngủ, tôi hay hát ru à ơi, rồi bỗng nhiên còn “sáng tác” cả bài hát về cháu nữa. Tôi không biết nhạc, nhưng cứ ư ử thành một giai điệu nào đó, rồi sau mới mò mẫm đồ rê mi fa son la si …chưa tới mức vỡ lòng trên cái đàn Organ cũ đi mượn rồi bấm mổ cò, và ghi lại: ”Diệu Ngân cháu ơi hãy ngủ ngon, Diệu Ngân cháu ơi hãy ngủ ngoan. Mai sau cháu lớn lên nhớ không quên kỉ niệm xưa, bà ôm cháu ôm trong tay ru tiếng ru dịu hiền bà ôm cháu ôm trong tay ru lời ru triền miên. Thời gian chẳng ngừng trôi, ngày tháng cứ đi qua đi qua đi qua đi qua. Bà nội cháu hát ngàn lời ca, bà nội cháu mơ màng vần thơ, trái tim rung nốt nhạc à ơi ơi à. Cuộc đời cháu sắc thắm ngàn hoa, cuộc đời cháu mãi mãi đẹp tươi, vì cháu lớn lên trong tiếng ru của bà, vì cháu lớn lên, ông nội cháu vẫn về, ông nội cháu mỉm cười trong tiếng ru à ơi. Diệu Ngân cháu ơi hãy ngủ ngon. Diệu Ngân cháu ơi hãy ngủ ngoan….”
Cháu lớn lên một chút, biết sợ sấm chớp, ôm chặt lấy bà nội mỗi khi trời nổi cơn giông mưa to gió lớn, tôi phải vừa xoa lưng vừa nựng cháu. Nhưng cũng có lần, tôi bị cảm lạnh, người rét run lên từ bên trong mặc dù trời không lạnh, thì tôi lại ôm chặt cháu không chỉ để cháu đỡ sợ mà chính tôi, lại cần cái hơi ấm của cháu, mà chỉ có tôi mới biết. Bất giác, tôi càng thương bé hơn. Tôi lại nghĩ lung tung phải chi ông nội cháu còn sống nhỉ, chắc ông không để cho tôi lạnh đến thế này.
Ở Trung tâm, trong lúc làm nốt mọi việc, tôi tranh thủ chụp hình với cán bộ nhân viên của tất cả các phòng, dán hình chụp lại trong một quyển album lớn làm lưu niệm. Tôi xuất khẩu thành “thơ cóc” gắn theo mỗi hình chụp là mấy câu tâm tình vui vui chú giải, để lỡ ra sau này già quá bị lẫn lộn quên mất thì những câu thơ đó sẽ có tác dụng trợ giúp đôi phần. Tất cả các bức hình, đa phần tôi cười rất tươi. Nước mắt không có chỗ hiển hiện trong cuốn album đó. Rồi Trung tâm, ban giám đốc, các phòng liên hoan chia tay, tặng tôi những món quà tình cảm, mà giờ này tôi vẫn đang sử dụng hoặc nâng niu chúng. Này là chiếc áo dài truyền thống may từ tấm vải mềm mại tạo duyên, kìa là chiếc khăn quàng màu lòng tôm dính chặt trên cổ tôi mỗi khi đông về, nọ là tấm vải lớn đủ để may bộ comple với sắc màu tôn da thật tuyệt mà vì quí nó, tôi chưa may cứ giở ra nhìn ngắm hoài, và nhiều nhiều nữa.
Về nghỉ hưu, nói của đáng tội, tôi thấy hơi chống chếnh đúng một tuần đầu mới nghỉ. Trong tuần này, tôi dọn dẹp lại sách vở, ngâm nga vui thú với cuốn album chụp hình kỉ niệm ở trung tâm. Rồi tôi đi chơi mấy nơi quanh nội thành Hà Nội, theo tour hẳn hoi, mà cứ thấy thế nào ấy. Nhưng rất nhanh thôi, từ tuần thứ hai, tôi ổn hẳn. Ngày ngày tôi đi chợ, nấu ăn, chiều tối có con gái, vợ chồng con trai con dâu về, lại đông đúc. Một cậu bạn, mời tôi làm việc ở công ty của cậu, tôi nhận lời và chỉ làm ngày một buổi. Bây giờ, công nghệ đổi thay nhiều rồi. Một nhóm kĩ sư trẻ tìm hiểu, cài đặt một phần mềm của nước ngoài với mã nguồn mở, tôi chỉ giúp họ hàng ngày Chat với chuyên gia Đức (nhóm tác giả), về những thắc mắc, phát sinh và nhận lời giải đáp. Tôi cũng tham gia viết tài liệu hướng dẫn sử dụng.Tôi chỉ làm cho vui, chứ không nhận lương bạn trả vì công ty còn đang gặp nhiều khó khăn. Về sau, bạn vẫn chuyển lương của tôi thành cổ phần của công ty, coi như “của để dành” mặc dù không có gì đáng kể.
Cháu nội
Tới khi con dâu tôi sinh con thì tôi nghỉ hẳn, không làm gì nữa và chỉ ở nhà trông cháu nội là Hồ Diệu Ngân. Ai cũng bảo cháu nội tôi giống cô Ngân Hương hồi nhỏ, tất nhiên cháu không bé còm yếu ớt như cô. Mẹ cháu ít sữa, nên chủ yếu nuôi bộ. Bao nhiêu năm rồi không nuôi con nhỏ nữa, nay mới lại bế nựng cháu trên tay, lo từng chai sữa cháu mút có ợ lên giữa chừng để khỏi chớ (nôn) không, nhiều lúc tôi thấy là lạ nhưng rất thích. Tôi có cảm giác như chăm cháu còn cẩn thận và kĩ lưỡng hơn ngày xưa chăm con.
Khi ru cháu ngủ, tôi hay hát ru à ơi, rồi bỗng nhiên còn “sáng tác” cả bài hát về cháu nữa. Tôi không biết nhạc, nhưng cứ ư ử thành một giai điệu nào đó, rồi sau mới mò mẫm đồ rê mi fa son la si …chưa tới mức vỡ lòng trên cái đàn Organ cũ đi mượn rồi bấm mổ cò, và ghi lại: ”Diệu Ngân cháu ơi hãy ngủ ngon, Diệu Ngân cháu ơi hãy ngủ ngoan. Mai sau cháu lớn lên nhớ không quên kỉ niệm xưa, bà ôm cháu ôm trong tay ru tiếng ru dịu hiền bà ôm cháu ôm trong tay ru lời ru triền miên. Thời gian chẳng ngừng trôi, ngày tháng cứ đi qua đi qua đi qua đi qua. Bà nội cháu hát ngàn lời ca, bà nội cháu mơ màng vần thơ, trái tim rung nốt nhạc à ơi ơi à. Cuộc đời cháu sắc thắm ngàn hoa, cuộc đời cháu mãi mãi đẹp tươi, vì cháu lớn lên trong tiếng ru của bà, vì cháu lớn lên, ông nội cháu vẫn về, ông nội cháu mỉm cười trong tiếng ru à ơi. Diệu Ngân cháu ơi hãy ngủ ngon. Diệu Ngân cháu ơi hãy ngủ ngoan….”
Cháu lớn lên một chút, biết sợ sấm chớp, ôm chặt lấy bà nội mỗi khi trời nổi cơn giông mưa to gió lớn, tôi phải vừa xoa lưng vừa nựng cháu. Nhưng cũng có lần, tôi bị cảm lạnh, người rét run lên từ bên trong mặc dù trời không lạnh, thì tôi lại ôm chặt cháu không chỉ để cháu đỡ sợ mà chính tôi, lại cần cái hơi ấm của cháu, mà chỉ có tôi mới biết. Bất giác, tôi càng thương bé hơn. Tôi lại nghĩ lung tung phải chi ông nội cháu còn sống nhỉ, chắc ông không để cho tôi lạnh đến thế này.
Lâm bệnh
Một ngày chủ nhật năm 2005, tôi bị trận cảm nặng khi đang ở hồ bơi với gia đình Hoa. Về nhà, tôi đánh gió uống thuốc cẩn thận nhưng hai cánh tay, hai ống chân bị lạnh run, tê dại bên trong, đồng thời mồ hôi vã ra hai cánh tay, vuốt lau đi lại ra đợt mới. Tôi nhờ một bác sĩ đông tây y giỏi, khám bệnh cắt thuốc và tiêm. Khi uống thuốc, tôi luôn gọi điện báo cáo tình hình. Bác sĩ điều chỉnh mãi, mà tôi càng bệnh nặng, nên một hôm, ông gọi điện bảo:”Trong đời, tôi chưa cho ai uống tăng vị nóng như bà, mà bà không thuyên giảm thì tôi chịu rồi, thế nên bà không cần uống thuốc của tôi nữa”. Tôi thầm cảm phục bác sĩ đã rất thẳng thắn, nhưng tôi thất vọng vì chẳng biết chữa sao đây. Rồi bạn tôi dẫn tôi đến chỗ khác thật nổi tiếng, thầy khám và cười khẩy, bệnh tôi chữa dễ ợt, chắc chắn uống mấy hộp thuốc tễ là khỏi chứ chả cần cắt riêng theo đặc thù bệnh nhân. Tôi hi vọng, làm theo chỉ dẫn, nhưng rồi lạnh vẫn hoàn lạnh, mồ hôi cứ túa ra. Tới khám lại, ông thầy nổi cáu, bảo vô lí không đỡ, rồi cho thêm liều củng cố, và khẳng định như đinh đóng cột, lần này là phải ổn. Mặc cho thầy cáu kỉnh, bệnh tôi vẫn trơ ra như thế nếu không nói là nặng hơn. Tôi chán quá chẳng buồn quay lại, đành chịu đựng tiếp. Trời nóng 38, 39 độ mà tôi cứ lạnh run, phải đi găng tay dài, đi tất chân, không thể chịu đựng được quạt máy dù quạt thật nhỏ. Không chỉ có lạnh, ra mồ hôi, đang thiu thiu chợp mắt thì nhoằng một cái, có cái gì như quả đấm chĩa huỵch vào bờ vai rồi xông thẳng vào tim, khiến người hốt hoảng sợ hãi. Đã thế, chóng mặt thường xuyên hoành hành khiến tôi rất khó chịu, và cũng lo lắng nữa. Vậy nên, tôi quyết định vào Viện y học cổ truyền điều trị trái tuyến, hi vọng bệnh tình thuyên giảm hơn, sau khi nghe lời khuyên của một cháu gái đã có thâm niên chữa trị ở đây. May mắn hơn nữa, các con tôi có bạn làm bác sĩ nên gửi gấm, tôi càng yên tâm. Tuy nhiên, chữa ba tuần liền, tôi không thấy có gì khả quan, lại còn thêm chứng cao huyết áp bột phát nữa, nên tôi chán nản lắm. Tôi đã gắng đi bộ, chủ động hát cho bệnh nhân nghe những bài hát vui mà động viên họ quên bớt bệnh tật, lúc lại đánh gió giúp chị em qua những trận cảm lạnh đột ngột, nhưng không quên được bệnh của mình. Bác sĩ điều trị hơi khó chịu vì tôi có vẻ không tin bệnh viện, nhưng có biết đâu tôi quá mệt mỏi khi tuân thủ mọi chỉ định mà cơn thần kinh thực vật vẫn hoành hành, đột nhiên đến đột nhiên đi cứ như ma làm, luôn phải cấp cứu khiến tôi sợ hãi kinh hồn. May mà con gái Ngân Hương cùng người yêu của nó đến thăm tôi thường xuyên, vào buổi tối, cả khi trời mưa gió động viên tôi nhiều. Cháu Thanh Ngân con chị Hiền Trang bao giờ cũng có mặt trong lúc cơn bệnh tôi lên cao trào, kịp chăm sóc thật tận tình và chia sẻ những nỗi đau của tôi. Thật ra, điều trị ở đây, tôi chỉ hi vọng thuyên giảm chứ không nghĩ chữa hẳn bệnh. Năm 2001, tôi đi Bắc Kinh trong một lần phiên dịch cho đoàn lãnh đạo cấp Vụ; và trước khi nghỉ hưu mấy tháng, tôi đi du lịch cùng nhiều chị em trung tâm sang Quế Lâm, Côn Minh, Nam Ninh. Tại những chuyến đi này, tôi đã bỏ bao nhiêu tiền vì những loại thuốc đông y quí được giới thiệu mùi mẫn, nhưng bệnh tật của tôi vẫn như cũ. Tôi còn giữ đây, tờ giấy bảo đảm kí nhận đóng dấu đỏ đàng hoàng của một cơ sở chữa bệnh ghi rằng, nếu tôi không khỏi thì họ đền 40.000 nhân dân tệ!!! Đúng là chuyện đùa như thật. Thế có nghĩa là chưa tới ngày “thượng đế” cho tôi khỏi bệnh, chữa ở đâu bác sĩ cũng đầu hàng.
Bây giờ, tôi lại mắc thêm chứng bệnh mới, khó chịu đáng sợ hơn nhiều so với những gì tôi mắc phải trong cả cuộc đời khi chưa về hưu, mà chỉ có tôi mới hiểu, còn người ngoài cuộc đôi khi nghĩ tôi giả vờ, tôi quan trọng hóa lên, hay là thần kinh tôi có vấn đề. Nhiều lúc, tôi nghĩ ác cho họ, lạy trời, chỉ khi nào trong đời, họ bị lâm bệnh như thế dù chỉ vài ba ngày thôi, họ sẽ biết. Thế nên, vô vọng thì phải xin ra viện, chứ nằm mãi để nướng tiền trái tuyến hay sao?
Về trong một tình trạng tim luôn đập loạn xị, người bừng bừng và huyết áp tăng cao, tôi phải uống thuốc đều, nhưng chỉ ổn trong từng lúc. Đêm tôi đặc biệt khó ngủ, uống mãi Seduxen, rồi Stilnox chỉ chợp một tí là dậy ngay. Con trai tôi đi công tác vắng, con dâu và cháu nội về tạm bên ngoại, nên Hoa đón tôi về nhà, ở bờ đê sông Hồng. Không khí ở đây thoáng mát dễ chịu, hàng ngày cô giúp việc nấu dùm tôi món ăn giảm mỡ máu, đó là mộc nhĩ đen, táo tầu và thịt nạc, một chút gừng. Chiều đi làm về, con gái chăm cho ăn uống đủ thứ. Hoa bảo tôi, “mẹ đừng có kiêng khem gì, phải ăn đủ chất thì người mới khỏe và chống lại bệnh được mẹ ạ”. Rồi Hoa trò chuyện với tôi cho đỡ buồn. Nhưng đêm đến thì thật gay go, tôi ngày càng mất ngủ tệ hơn. Chân tay tê cứng lại. Phải nằm chờ trời sáng trong một tình cảnh bức bối như vậy thì thật khó chịu, điều hòa không dùng được, quạt cũng không dùng được. vì chân tay lạnh buốt, và người luôn ở trạng thái giật mình, cứ hơi chợp mắt một vài phút là lại choàng dậy hốt hoảng. Quang Anh con rể tôi nhiều lần nhắc đưa tôi đi bệnh viện tây y điều trị, nhưng tôi không chịu. Cháu lại nhiệt tình bảo đưa mẹ đi chữa tư, có ông bác sĩ Đông y giỏi lắm, là bố của cậu bạn, tôi cũng từ chối. Nhà có máy đo huyết áp, tôi đo luôn ngày ít nhất ba lần, thấy cao nhất là 175/100 nhưng mặc kệ.
Một đêm, vẫn là không ngủ được, tôi bị liệt tạm thời cả nửa người luôn. Tôi cố vùng vẫy lâu mới dần cử động được. Không phải bóng đè, vì tôi đang thức và nhận biết rõ quá trình liệt từ từ. Sáng ra hơi hoảng, tuy không kể với các con, nhưng tôi thấy không thể chủ quan được, nên bảo Quang Anh đưa đến bác sĩ Đông y khám. Hôm ấy là chủ nhật. Tôi đo huyết áp 172/98. Nhưng khi dậy, tôi hơi loạng choạng, lảo đảo, không hẳn là chóng mặt. Ăn uống xong, vợ chồng Hoa đưa tôi đi bằng xe máy. Lâu rồi, ra đường, gió mát dễ chịu, tôi quên cả bệnh tật. Phòng khám khá đông. Nhưng đa phần là bệnh nhân cũ, chờ vật lí trị liệu, nên tôi được khám ngay. Bác sĩ chưa hỏi han gì, chỉ đo huyết áp. Ông đo, chỉ số kết quả hướng về phía ông nhưng tôi kịp liếc nhìn, 220/110! Quái lạ, làm gì mà cao thế? Máy đo này hết hơi rồi, tôi nghĩ. Rồi bác sĩ hỏi, tôi kể bệnh, ông giải thích chút ít rồi cho tôi vào phòng vật lí trị liệu để được bấm huyệt, xoa bóp gáy cổ.
Xong việc, tôi ra. Ông đã kê đơn. Tôi dè dặt nói:”thưa bác sĩ, phiền bác sĩ đo lại dùm huyết áp để em tiện đối chiếu trước khi đi và sau khi về đến nhà ạ”. Ông thoáng một chút ngần ngừ, rồi đo lại ngay. Tôi vẫn liếc trộm như lần trước 220/110! Bác sĩ không bảo cao thấp gì, chỉ đứng lên vỗ vai tôi, cười vui vẻ:
- Xong rồi đấy, bà cứ yên tâm về uống thuốc nhé, cách sắc thuốc, cách uống thuốc có trong tờ giấy hướng dẫn đấy, à mà tôi quên không hỏi, bà có biết chữ không nhỉ? - Bác sĩ cười.
- Có ạ, em học hết lớp bốn rồi ạ - Tôi cũng đùa theo.
- Thế tốt rồi. Bà nghỉ ngơi, thi thoảng chơi với cháu chứ đừng trông cháu! Hai việc chơi và trông là khác hẳn nhau, bà hiểu chứ? Bà có thể nghe nhạc thì tốt. Nếu thích vật lí trị liệu sẽ đến đây sau nhé.
- (con rể tôi chạy đến) thưa bác, mẹ cháu có sao không ạ?
- Chả sao cả…Anh bảo vợ anh chở bà về đi kẻo nắng, rồi anh ở lại đây chờ thuốc mang về!
Tôi ra về, cảm ơn và chào bác sĩ. Tôi không nỡ nghi ngờ máy đo của bác sĩ nữa, tôi phân vân, nhưng phải về đã. Dọc đường, tôi khoe con gái, mới trị liệu một lần mà mấy ngón tay tê cứng của tôi có vẻ giãn hẳn, co duỗi dễ hơn. Hai mẹ con vừa về một lát thì Quang Anh mang thuốc về luôn, đem theo cả loại hạ áp đặc biệt. Các con cho tôi uống thuốc, nhưng huyết áp không xuống là bao. Chị bạn tôi ở gần đó chạy sang thăm, mang theo cả máy đo. Vì có nó, tôi mới biết máy đo của mình bị sai, chênh quá nhiều. Thảo nào, đo ở nhà 172/98 mà ra bác sĩ vọt lên 220/110! Tôi cảm thấy trong người cực kì bức bối. Thuốc đông y mới sắc xong, tôi uống theo chỉ dẫn, và cố gắng tự bình ổn tinh thần. Các con khuyên tôi nghỉ ngơi, ăn uống, dùng thuốc, và trước sau rồi cũng nên đi bệnh viện Hữu Nghị. Tôi không thích nhưng đã nhận ra, bệnh của mình không đơn giản và không chủ quan được. Về sau con rể tôi kể lại, khi tôi và Hoa về rồi, bác sĩ mới mắng nó: “Cậu thật là buồn cười, ai đời mẹ cậu - bệnh nhân còn ở đó mà cậu hỏi tôi, mẹ cậu có làm sao không làm thế nào tôi trả lời được? Mẹ cậu huyết áp tăng cao quá, chứ còn sao nữa. Lẽ ra phải đi cấp cứu ngay tới bệnh viện, nhưng sợ rằng bà ấy sẽ hoảng sợ, và đi taxi có khi…đứt luôn nên tôi đành bảo cậu, cứ để vợ cậu chở về cho bình thường, và bây giờ thì cậu mang thuốc về ngay đi, mua Adalat cho bà ngậm để huyết áp xuống đã, rồi bắt buộc phải vào nằm bệnh viện đấy, không để ở nhà ấm ớ thế này được đâu. Còn rối loạn thần kinh thực vật thì thong thả làm vật lí trị liệu sau. Thuốc của tôi sắc để bà uống, chỉ là uống cho yên tâm thôi, chứ không phải chữa bây giờ”.
Loanh quanh mãi, tôi uống thuốc huyết áp, rồi thở sâu, đi lại nhẹ nhàng. Bà thông gia từ Sài Gòn gọi điện ra, nhắc Quang Anh mở hết cửa sổ cho thông thoáng, vợ chồng Hoa vẫn chăm lo đủ kiểu, nhưng tôi không cầm cự được nữa, khó chịu quá mới đành để con gọi xe cấp cứu 115 giữa đêm khuya. Chả là sau đợt điều trị ở bệnh viện trước, tôi không hi vọng gì, nên mới trì hoãn vô lí thế này, cũng thật oan cả cho bệnh viện Hữu nghị nơi tôi đóng bảo hiểm. Khi tới bệnh viện, tiếp đón ca cấp cứu tình cờ lại là bạn của con trai tôi.Ôi thật mừng không sao kể xiết. Tôi được đưa vào phòng cấp cứu, nằm trên một chiếc bàn đẩy. Người ta cho tôi uống
thuốc hạ áp tiếp, rồi uống liền mấy loại thuốc ngủ, nhưng đêm đó tôi không chợp mắt được tí nào. Máy đo huyết áp, nhịp tim chạy liên hồi. Quả bóng báo hiệu huyết áp cao liên tục phồng lên, đe dọa. Biết là lo lắng sẽ càng tăng áp, và không hề sợ chết, nhưng tôi không thể nào yên lòng, tôi nghĩ lan man và thầm gọi con trai: ”Hôm qua, mẹ nói chuyện qua điện thoại với con, chỉ dám nói một câu, mẹ mệt Tuấn ạ, mà đã sợ như làm phiền con, như không để cho con yên tâm mà học rồi. Còn hôm nay, Tuấn ơi, con đang ở xa quá, lẽ nào mẹ ra đi mà không được gặp con hay sao?” Ngoài vợ chồng Hoa, Quang Anh, con gái út Ngân Hương và người yêu của nó - Việt Phương, rồi các anh, chị tôi lần lần đều đến, nhưng chỉ ở bên ngoài nhìn vào chả biết làm gì.
Tới sáng, huyết áp bắt đầu giảm dần. Bác sĩ chuyển tôi về khoa điều trị. Điện tâm đồ cho thấy tôi thiếu máu tim vùng trước vách, lại bị đau xuyên ở phần ngực từ trước ra sau, mỡ máu và cholesterol cao, nên bị ngờ là thiểu năng mạch vành. Siêu âm thì phát hiện thêm polip túi mật nhưng vì lành tính nên tôi không xin mổ. Tôi được uống thuốc giãn mạch, huyết áp, hạ nhịp tim, thuốc ngủ và thuốc bổ. Da mặt tôi xanh lét, dáng vẻ tiều tụy, nhưng tôi đi lại bình thường. Bệnh viện đông bệnh nhân, nên tôi phải nằm nhờ tại khoa khác, không đúng chuyên môn tim mạch huyết áp. Sau vài tuần, tôi ra viện,vẫn nghỉ ở nhà con gái. Hàng ngày, tôi chịu khó đi bộ nhiều lần bên bờ sông, và giở thuốc của ông bác sĩ đông y nhẩn nha uống thử, rồi tới đó làm vật lí trị liệu vài tuần. Tôi luôn gắng tự tạo những niềm vui cho mình khi có thể. Nằm nghỉ trong phòng, nhìn lên trần nhà thấy Quang Anh gắn bao nhiêu vì sao cho các con nó chơi, tôi chợt nhớ một kỉ niệm vui mà cảm động. Đó là tôi đưa cháu ngoại (con của vợ chồng Hoa), tên là Chip theo cách gọi thân mật, về quê, thăm ngôi nhà của mình. Cháu nằm bên bà. Tôi hỏi:
- Con có thích ngôi nhà này không?
- Con có thích bà ạ. Nhưng bà không phải cho con đâu vì con đã có nhà cạnh sông Hồng rồi! - Cháu đáp rất hồn nhiên nhưng pha chút “ông cụ non” ngồ ngộ.
- Bà ngoại ơi! Cô giáo cho chúng con đọc truyện, con biết rồi, ai mà ác độc thì về sau chết phải xuống địa ngục, còn người tốt thì chết sẽ được hóa thành một ngôi sao trên trời, có phải thế không hả bà? - Cháu tiếp tục hỏi tôi.
- Đúng rồi con ạ - Tôi mỉm cười.
- Thế thì về sau khi nào chết bà cũng được hóa thành ngôi sao đấy tại vì bà cũng là người tốt mà - Thằng bé nói hồ hởi vô tư.
- Vậy hả, thế thì thích nhỉ - Mắt tôi chợt sáng lên, hi vọng…
- Nhưng cháu chẳng biết bà là ngôi sao nào đâu, vì xa quá nhiều sao quá mà - Giọng cháu tôi hơi chùng xuống.
………
Ngắm sao trên trần lúc này, nhớ cuộc chuyện trò của hai bà cháu, tôi thoáng nghĩ về cái chết của mình trong tương lai, nhưng không sợ, bỗng nhiên lẩm nhẩm khi trầm khi bổng một hồi thành bài hát luôn, và về sau có dịp nào hát cho bạn bè nghe thì mọi người thích lắm: ”Trần nhà Chip có lắm vì sao, bố Chip làm giống ngôi sao trên trời. Bà ngoại ơi Chip đọc truyện rồi, rằng kiếp sau, người xấu xuống địa ngục, còn người tốt biến thành ngôi sao. Rất lâu lâu mãi về sau, Chip tin bà ngoại sẽ hóa thành một ngôi sao giữa trời. Nhưng vì xa quá xa vời, Chip không thể chỉ rõ bà ngoại là ngôi sao nào. Cho nên Chip chỉ ước ao rằng bố Chip sẽ đặt được ngôi sao bà ngoại ở ngay trên trần, để cho Chip ngắm thật gần, mà tưởng tượng ra bà ngoại ở một chùm sao xa. Để thấy rằng bà ngoại vẫn ở quanh ta, để thấy rằng ngôi sao bà ngoại chẳng ở xa tí nào…”
Tới kì hẹn khám lại, con rể đưa tôi đi. Lúc nó chạy ra ngoài, tôi vào khám thì bị bác sĩ tóm cổ bắt vào bệnh viện điều trị ngay, cũng vì mức huyết áp và kết quả điện tâm đồ gì ấy. Tôi phát khóc, một mình nhập viện và một lúc sau các con đến thì sự đã rồi. Lần này, tôi được nằm ở khoa tim mạch. Vẫn thế thôi, vẫn những toa thuốc kiểu như lần trước. Các con tôi, con dâu con trai, con gái con rể thay nhau đến chăm sóc tận tình, tôi không có gì phải lo lắng, bệnh túa ra mồ hôi lạnh buốt chân tay không còn nặng nề, nhưng uống xong một thứ thuốc hạ nhịp tim thì tôi bị hạ quá mức, nên lại cấp cứu. Tôi nản chí bắt đầu nghĩ đến một CÁCH CHỮA KHÁC. Vì thế, sau lần điều trị này, mỗi lần khám bệnh thường kì, cứ thấy bác sĩ bảo cho vào viện là tôi cáo lui, tôi trình bày hoàn cảnh nhà ở xa quá, con cái bận rộn vất vả phải vào thăm nom, nên tôi đề nghị được chữa ngoại trú.
Thời gian dần trôi, bệnh tôi khi tăng khi giảm theo mùa. Cho tới một lần, cao trào lắng xuống cao trào lại lên. Tôi bị tăng huyết áp thì đã đành phải uống thuốc thường xuyên, nhưng trời nóng mà không dùng được quạt, và cơn thần kinh thực vật tái phát thì tôi không biết tả thế nào về sự kinh sợ và cực khổ của mình. Đầu buốt ran ran từng mảng, chóng mặt quay cuồng không thể làm chủ được, nằm nghiêng nằm thẳng gì cũng bị liệt tạm thời từng bộ phận và luôn hốt hoảng không yên, mạch máu sau lưng giật đùng đùng, tai ù với đủ loại âm thanh. Tôi gần như không còn thiết gì sống nữa. Tôi lấy ra hai vỉ seduxen định uống luôn để may ra có đi vào cõi tiên được không. Đấy CÁCH CHỮA KHÁC là như thế! Nhưng rồi tỉnh ra, không phải sợ chết mà tôi nghĩ lại thấy thương các con, chúng đối với tôi có đến nỗi nào mà tôi lại ra đi kiểu như vậy tiếng sẽ để đời. Nên tôi kịp dừng lại. Tôi vẫn khẩn cầu MQ đấy thôi, anh ở ngay bên cạnh tôi chứng kiến những vật vã của tôi, mà sao anh im lặng? Tôi không mấy khi thể hiện chia sẻ với các con về tình trạng của mình, tôi cứ ngầm chịu đựng và chịu đựng. Tôi không phải là người ốm đau bênh tật một tí là kêu um lên. Điều đó có mặt tốt cũng có mặt nguy hiểm, nhưng đại thể, tôi là tôi, một con người được hình thành bởi số phận rồi, và từ cả những đắng cay thầm kín mà quyển sách tôi đang viết dù dài dòng lê thê vẫn chưa bày tỏ được tất cả. Có điều, tôi hiểu và tin ở mình, tin ở cuộc đời vẫn đáng yêu vô cùng, tôi chưa thể chết.
Hồi ấy, cứ mỗi lần ốm nặng, tôi lại đến với vợ chồng Hoa, vì các cháu ngoại lớn rồi, vì môi trường sống trong lành tiện cho đi bộ hay tập thể dục, và các con có nhiều thời gian chăm lo cho tôi hơn các em đang bận rộn vất vả nuôi con nhỏ. Ở đây tôi có thể thoải mái dặn dò Hoa những gì mình muốn. Tôi tâm sự với con gái, nếu như đến một ngày nào đó, tôi lâm bệnh nặng, mà lại ở tình trạng vật vờ, không biết gì cả, thì con chủ động bàn với các em để tìm cách cho tôi được hưởng quyền lựa chọn cái chết. Tôi nhấn mạnh:”Như thế đỡ khổ cho mẹ và cho con cháu. Mẹ phải nói từ bây giờ khi hoàn toàn tỉnh táo và hi vọng mẹ lại khỏe lên thôi, để con hiểu chứ lúc lâm bệnh rồi, nặng rồi, biết gì nữa mà yêu cầu, mà có yêu cầu các con lại tưởng mẹ bi quan, mẹ không còn sáng suốt”.
Con đã lớn
Một ngày chủ nhật năm 2005, tôi bị trận cảm nặng khi đang ở hồ bơi với gia đình Hoa. Về nhà, tôi đánh gió uống thuốc cẩn thận nhưng hai cánh tay, hai ống chân bị lạnh run, tê dại bên trong, đồng thời mồ hôi vã ra hai cánh tay, vuốt lau đi lại ra đợt mới. Tôi nhờ một bác sĩ đông tây y giỏi, khám bệnh cắt thuốc và tiêm. Khi uống thuốc, tôi luôn gọi điện báo cáo tình hình. Bác sĩ điều chỉnh mãi, mà tôi càng bệnh nặng, nên một hôm, ông gọi điện bảo:”Trong đời, tôi chưa cho ai uống tăng vị nóng như bà, mà bà không thuyên giảm thì tôi chịu rồi, thế nên bà không cần uống thuốc của tôi nữa”. Tôi thầm cảm phục bác sĩ đã rất thẳng thắn, nhưng tôi thất vọng vì chẳng biết chữa sao đây. Rồi bạn tôi dẫn tôi đến chỗ khác thật nổi tiếng, thầy khám và cười khẩy, bệnh tôi chữa dễ ợt, chắc chắn uống mấy hộp thuốc tễ là khỏi chứ chả cần cắt riêng theo đặc thù bệnh nhân. Tôi hi vọng, làm theo chỉ dẫn, nhưng rồi lạnh vẫn hoàn lạnh, mồ hôi cứ túa ra. Tới khám lại, ông thầy nổi cáu, bảo vô lí không đỡ, rồi cho thêm liều củng cố, và khẳng định như đinh đóng cột, lần này là phải ổn. Mặc cho thầy cáu kỉnh, bệnh tôi vẫn trơ ra như thế nếu không nói là nặng hơn. Tôi chán quá chẳng buồn quay lại, đành chịu đựng tiếp. Trời nóng 38, 39 độ mà tôi cứ lạnh run, phải đi găng tay dài, đi tất chân, không thể chịu đựng được quạt máy dù quạt thật nhỏ. Không chỉ có lạnh, ra mồ hôi, đang thiu thiu chợp mắt thì nhoằng một cái, có cái gì như quả đấm chĩa huỵch vào bờ vai rồi xông thẳng vào tim, khiến người hốt hoảng sợ hãi. Đã thế, chóng mặt thường xuyên hoành hành khiến tôi rất khó chịu, và cũng lo lắng nữa. Vậy nên, tôi quyết định vào Viện y học cổ truyền điều trị trái tuyến, hi vọng bệnh tình thuyên giảm hơn, sau khi nghe lời khuyên của một cháu gái đã có thâm niên chữa trị ở đây. May mắn hơn nữa, các con tôi có bạn làm bác sĩ nên gửi gấm, tôi càng yên tâm. Tuy nhiên, chữa ba tuần liền, tôi không thấy có gì khả quan, lại còn thêm chứng cao huyết áp bột phát nữa, nên tôi chán nản lắm. Tôi đã gắng đi bộ, chủ động hát cho bệnh nhân nghe những bài hát vui mà động viên họ quên bớt bệnh tật, lúc lại đánh gió giúp chị em qua những trận cảm lạnh đột ngột, nhưng không quên được bệnh của mình. Bác sĩ điều trị hơi khó chịu vì tôi có vẻ không tin bệnh viện, nhưng có biết đâu tôi quá mệt mỏi khi tuân thủ mọi chỉ định mà cơn thần kinh thực vật vẫn hoành hành, đột nhiên đến đột nhiên đi cứ như ma làm, luôn phải cấp cứu khiến tôi sợ hãi kinh hồn. May mà con gái Ngân Hương cùng người yêu của nó đến thăm tôi thường xuyên, vào buổi tối, cả khi trời mưa gió động viên tôi nhiều. Cháu Thanh Ngân con chị Hiền Trang bao giờ cũng có mặt trong lúc cơn bệnh tôi lên cao trào, kịp chăm sóc thật tận tình và chia sẻ những nỗi đau của tôi. Thật ra, điều trị ở đây, tôi chỉ hi vọng thuyên giảm chứ không nghĩ chữa hẳn bệnh. Năm 2001, tôi đi Bắc Kinh trong một lần phiên dịch cho đoàn lãnh đạo cấp Vụ; và trước khi nghỉ hưu mấy tháng, tôi đi du lịch cùng nhiều chị em trung tâm sang Quế Lâm, Côn Minh, Nam Ninh. Tại những chuyến đi này, tôi đã bỏ bao nhiêu tiền vì những loại thuốc đông y quí được giới thiệu mùi mẫn, nhưng bệnh tật của tôi vẫn như cũ. Tôi còn giữ đây, tờ giấy bảo đảm kí nhận đóng dấu đỏ đàng hoàng của một cơ sở chữa bệnh ghi rằng, nếu tôi không khỏi thì họ đền 40.000 nhân dân tệ!!! Đúng là chuyện đùa như thật. Thế có nghĩa là chưa tới ngày “thượng đế” cho tôi khỏi bệnh, chữa ở đâu bác sĩ cũng đầu hàng.
Bây giờ, tôi lại mắc thêm chứng bệnh mới, khó chịu đáng sợ hơn nhiều so với những gì tôi mắc phải trong cả cuộc đời khi chưa về hưu, mà chỉ có tôi mới hiểu, còn người ngoài cuộc đôi khi nghĩ tôi giả vờ, tôi quan trọng hóa lên, hay là thần kinh tôi có vấn đề. Nhiều lúc, tôi nghĩ ác cho họ, lạy trời, chỉ khi nào trong đời, họ bị lâm bệnh như thế dù chỉ vài ba ngày thôi, họ sẽ biết. Thế nên, vô vọng thì phải xin ra viện, chứ nằm mãi để nướng tiền trái tuyến hay sao?
Về trong một tình trạng tim luôn đập loạn xị, người bừng bừng và huyết áp tăng cao, tôi phải uống thuốc đều, nhưng chỉ ổn trong từng lúc. Đêm tôi đặc biệt khó ngủ, uống mãi Seduxen, rồi Stilnox chỉ chợp một tí là dậy ngay. Con trai tôi đi công tác vắng, con dâu và cháu nội về tạm bên ngoại, nên Hoa đón tôi về nhà, ở bờ đê sông Hồng. Không khí ở đây thoáng mát dễ chịu, hàng ngày cô giúp việc nấu dùm tôi món ăn giảm mỡ máu, đó là mộc nhĩ đen, táo tầu và thịt nạc, một chút gừng. Chiều đi làm về, con gái chăm cho ăn uống đủ thứ. Hoa bảo tôi, “mẹ đừng có kiêng khem gì, phải ăn đủ chất thì người mới khỏe và chống lại bệnh được mẹ ạ”. Rồi Hoa trò chuyện với tôi cho đỡ buồn. Nhưng đêm đến thì thật gay go, tôi ngày càng mất ngủ tệ hơn. Chân tay tê cứng lại. Phải nằm chờ trời sáng trong một tình cảnh bức bối như vậy thì thật khó chịu, điều hòa không dùng được, quạt cũng không dùng được. vì chân tay lạnh buốt, và người luôn ở trạng thái giật mình, cứ hơi chợp mắt một vài phút là lại choàng dậy hốt hoảng. Quang Anh con rể tôi nhiều lần nhắc đưa tôi đi bệnh viện tây y điều trị, nhưng tôi không chịu. Cháu lại nhiệt tình bảo đưa mẹ đi chữa tư, có ông bác sĩ Đông y giỏi lắm, là bố của cậu bạn, tôi cũng từ chối. Nhà có máy đo huyết áp, tôi đo luôn ngày ít nhất ba lần, thấy cao nhất là 175/100 nhưng mặc kệ.
Một đêm, vẫn là không ngủ được, tôi bị liệt tạm thời cả nửa người luôn. Tôi cố vùng vẫy lâu mới dần cử động được. Không phải bóng đè, vì tôi đang thức và nhận biết rõ quá trình liệt từ từ. Sáng ra hơi hoảng, tuy không kể với các con, nhưng tôi thấy không thể chủ quan được, nên bảo Quang Anh đưa đến bác sĩ Đông y khám. Hôm ấy là chủ nhật. Tôi đo huyết áp 172/98. Nhưng khi dậy, tôi hơi loạng choạng, lảo đảo, không hẳn là chóng mặt. Ăn uống xong, vợ chồng Hoa đưa tôi đi bằng xe máy. Lâu rồi, ra đường, gió mát dễ chịu, tôi quên cả bệnh tật. Phòng khám khá đông. Nhưng đa phần là bệnh nhân cũ, chờ vật lí trị liệu, nên tôi được khám ngay. Bác sĩ chưa hỏi han gì, chỉ đo huyết áp. Ông đo, chỉ số kết quả hướng về phía ông nhưng tôi kịp liếc nhìn, 220/110! Quái lạ, làm gì mà cao thế? Máy đo này hết hơi rồi, tôi nghĩ. Rồi bác sĩ hỏi, tôi kể bệnh, ông giải thích chút ít rồi cho tôi vào phòng vật lí trị liệu để được bấm huyệt, xoa bóp gáy cổ.
Xong việc, tôi ra. Ông đã kê đơn. Tôi dè dặt nói:”thưa bác sĩ, phiền bác sĩ đo lại dùm huyết áp để em tiện đối chiếu trước khi đi và sau khi về đến nhà ạ”. Ông thoáng một chút ngần ngừ, rồi đo lại ngay. Tôi vẫn liếc trộm như lần trước 220/110! Bác sĩ không bảo cao thấp gì, chỉ đứng lên vỗ vai tôi, cười vui vẻ:
- Xong rồi đấy, bà cứ yên tâm về uống thuốc nhé, cách sắc thuốc, cách uống thuốc có trong tờ giấy hướng dẫn đấy, à mà tôi quên không hỏi, bà có biết chữ không nhỉ? - Bác sĩ cười.
- Có ạ, em học hết lớp bốn rồi ạ - Tôi cũng đùa theo.
- Thế tốt rồi. Bà nghỉ ngơi, thi thoảng chơi với cháu chứ đừng trông cháu! Hai việc chơi và trông là khác hẳn nhau, bà hiểu chứ? Bà có thể nghe nhạc thì tốt. Nếu thích vật lí trị liệu sẽ đến đây sau nhé.
- (con rể tôi chạy đến) thưa bác, mẹ cháu có sao không ạ?
- Chả sao cả…Anh bảo vợ anh chở bà về đi kẻo nắng, rồi anh ở lại đây chờ thuốc mang về!
Tôi ra về, cảm ơn và chào bác sĩ. Tôi không nỡ nghi ngờ máy đo của bác sĩ nữa, tôi phân vân, nhưng phải về đã. Dọc đường, tôi khoe con gái, mới trị liệu một lần mà mấy ngón tay tê cứng của tôi có vẻ giãn hẳn, co duỗi dễ hơn. Hai mẹ con vừa về một lát thì Quang Anh mang thuốc về luôn, đem theo cả loại hạ áp đặc biệt. Các con cho tôi uống thuốc, nhưng huyết áp không xuống là bao. Chị bạn tôi ở gần đó chạy sang thăm, mang theo cả máy đo. Vì có nó, tôi mới biết máy đo của mình bị sai, chênh quá nhiều. Thảo nào, đo ở nhà 172/98 mà ra bác sĩ vọt lên 220/110! Tôi cảm thấy trong người cực kì bức bối. Thuốc đông y mới sắc xong, tôi uống theo chỉ dẫn, và cố gắng tự bình ổn tinh thần. Các con khuyên tôi nghỉ ngơi, ăn uống, dùng thuốc, và trước sau rồi cũng nên đi bệnh viện Hữu Nghị. Tôi không thích nhưng đã nhận ra, bệnh của mình không đơn giản và không chủ quan được. Về sau con rể tôi kể lại, khi tôi và Hoa về rồi, bác sĩ mới mắng nó: “Cậu thật là buồn cười, ai đời mẹ cậu - bệnh nhân còn ở đó mà cậu hỏi tôi, mẹ cậu có làm sao không làm thế nào tôi trả lời được? Mẹ cậu huyết áp tăng cao quá, chứ còn sao nữa. Lẽ ra phải đi cấp cứu ngay tới bệnh viện, nhưng sợ rằng bà ấy sẽ hoảng sợ, và đi taxi có khi…đứt luôn nên tôi đành bảo cậu, cứ để vợ cậu chở về cho bình thường, và bây giờ thì cậu mang thuốc về ngay đi, mua Adalat cho bà ngậm để huyết áp xuống đã, rồi bắt buộc phải vào nằm bệnh viện đấy, không để ở nhà ấm ớ thế này được đâu. Còn rối loạn thần kinh thực vật thì thong thả làm vật lí trị liệu sau. Thuốc của tôi sắc để bà uống, chỉ là uống cho yên tâm thôi, chứ không phải chữa bây giờ”.
Loanh quanh mãi, tôi uống thuốc huyết áp, rồi thở sâu, đi lại nhẹ nhàng. Bà thông gia từ Sài Gòn gọi điện ra, nhắc Quang Anh mở hết cửa sổ cho thông thoáng, vợ chồng Hoa vẫn chăm lo đủ kiểu, nhưng tôi không cầm cự được nữa, khó chịu quá mới đành để con gọi xe cấp cứu 115 giữa đêm khuya. Chả là sau đợt điều trị ở bệnh viện trước, tôi không hi vọng gì, nên mới trì hoãn vô lí thế này, cũng thật oan cả cho bệnh viện Hữu nghị nơi tôi đóng bảo hiểm. Khi tới bệnh viện, tiếp đón ca cấp cứu tình cờ lại là bạn của con trai tôi.Ôi thật mừng không sao kể xiết. Tôi được đưa vào phòng cấp cứu, nằm trên một chiếc bàn đẩy. Người ta cho tôi uống
thuốc hạ áp tiếp, rồi uống liền mấy loại thuốc ngủ, nhưng đêm đó tôi không chợp mắt được tí nào. Máy đo huyết áp, nhịp tim chạy liên hồi. Quả bóng báo hiệu huyết áp cao liên tục phồng lên, đe dọa. Biết là lo lắng sẽ càng tăng áp, và không hề sợ chết, nhưng tôi không thể nào yên lòng, tôi nghĩ lan man và thầm gọi con trai: ”Hôm qua, mẹ nói chuyện qua điện thoại với con, chỉ dám nói một câu, mẹ mệt Tuấn ạ, mà đã sợ như làm phiền con, như không để cho con yên tâm mà học rồi. Còn hôm nay, Tuấn ơi, con đang ở xa quá, lẽ nào mẹ ra đi mà không được gặp con hay sao?” Ngoài vợ chồng Hoa, Quang Anh, con gái út Ngân Hương và người yêu của nó - Việt Phương, rồi các anh, chị tôi lần lần đều đến, nhưng chỉ ở bên ngoài nhìn vào chả biết làm gì.
Tới sáng, huyết áp bắt đầu giảm dần. Bác sĩ chuyển tôi về khoa điều trị. Điện tâm đồ cho thấy tôi thiếu máu tim vùng trước vách, lại bị đau xuyên ở phần ngực từ trước ra sau, mỡ máu và cholesterol cao, nên bị ngờ là thiểu năng mạch vành. Siêu âm thì phát hiện thêm polip túi mật nhưng vì lành tính nên tôi không xin mổ. Tôi được uống thuốc giãn mạch, huyết áp, hạ nhịp tim, thuốc ngủ và thuốc bổ. Da mặt tôi xanh lét, dáng vẻ tiều tụy, nhưng tôi đi lại bình thường. Bệnh viện đông bệnh nhân, nên tôi phải nằm nhờ tại khoa khác, không đúng chuyên môn tim mạch huyết áp. Sau vài tuần, tôi ra viện,vẫn nghỉ ở nhà con gái. Hàng ngày, tôi chịu khó đi bộ nhiều lần bên bờ sông, và giở thuốc của ông bác sĩ đông y nhẩn nha uống thử, rồi tới đó làm vật lí trị liệu vài tuần. Tôi luôn gắng tự tạo những niềm vui cho mình khi có thể. Nằm nghỉ trong phòng, nhìn lên trần nhà thấy Quang Anh gắn bao nhiêu vì sao cho các con nó chơi, tôi chợt nhớ một kỉ niệm vui mà cảm động. Đó là tôi đưa cháu ngoại (con của vợ chồng Hoa), tên là Chip theo cách gọi thân mật, về quê, thăm ngôi nhà của mình. Cháu nằm bên bà. Tôi hỏi:
- Con có thích ngôi nhà này không?
- Con có thích bà ạ. Nhưng bà không phải cho con đâu vì con đã có nhà cạnh sông Hồng rồi! - Cháu đáp rất hồn nhiên nhưng pha chút “ông cụ non” ngồ ngộ.
- Bà ngoại ơi! Cô giáo cho chúng con đọc truyện, con biết rồi, ai mà ác độc thì về sau chết phải xuống địa ngục, còn người tốt thì chết sẽ được hóa thành một ngôi sao trên trời, có phải thế không hả bà? - Cháu tiếp tục hỏi tôi.
- Đúng rồi con ạ - Tôi mỉm cười.
- Thế thì về sau khi nào chết bà cũng được hóa thành ngôi sao đấy tại vì bà cũng là người tốt mà - Thằng bé nói hồ hởi vô tư.
- Vậy hả, thế thì thích nhỉ - Mắt tôi chợt sáng lên, hi vọng…
- Nhưng cháu chẳng biết bà là ngôi sao nào đâu, vì xa quá nhiều sao quá mà - Giọng cháu tôi hơi chùng xuống.
………
Ngắm sao trên trần lúc này, nhớ cuộc chuyện trò của hai bà cháu, tôi thoáng nghĩ về cái chết của mình trong tương lai, nhưng không sợ, bỗng nhiên lẩm nhẩm khi trầm khi bổng một hồi thành bài hát luôn, và về sau có dịp nào hát cho bạn bè nghe thì mọi người thích lắm: ”Trần nhà Chip có lắm vì sao, bố Chip làm giống ngôi sao trên trời. Bà ngoại ơi Chip đọc truyện rồi, rằng kiếp sau, người xấu xuống địa ngục, còn người tốt biến thành ngôi sao. Rất lâu lâu mãi về sau, Chip tin bà ngoại sẽ hóa thành một ngôi sao giữa trời. Nhưng vì xa quá xa vời, Chip không thể chỉ rõ bà ngoại là ngôi sao nào. Cho nên Chip chỉ ước ao rằng bố Chip sẽ đặt được ngôi sao bà ngoại ở ngay trên trần, để cho Chip ngắm thật gần, mà tưởng tượng ra bà ngoại ở một chùm sao xa. Để thấy rằng bà ngoại vẫn ở quanh ta, để thấy rằng ngôi sao bà ngoại chẳng ở xa tí nào…”
Tới kì hẹn khám lại, con rể đưa tôi đi. Lúc nó chạy ra ngoài, tôi vào khám thì bị bác sĩ tóm cổ bắt vào bệnh viện điều trị ngay, cũng vì mức huyết áp và kết quả điện tâm đồ gì ấy. Tôi phát khóc, một mình nhập viện và một lúc sau các con đến thì sự đã rồi. Lần này, tôi được nằm ở khoa tim mạch. Vẫn thế thôi, vẫn những toa thuốc kiểu như lần trước. Các con tôi, con dâu con trai, con gái con rể thay nhau đến chăm sóc tận tình, tôi không có gì phải lo lắng, bệnh túa ra mồ hôi lạnh buốt chân tay không còn nặng nề, nhưng uống xong một thứ thuốc hạ nhịp tim thì tôi bị hạ quá mức, nên lại cấp cứu. Tôi nản chí bắt đầu nghĩ đến một CÁCH CHỮA KHÁC. Vì thế, sau lần điều trị này, mỗi lần khám bệnh thường kì, cứ thấy bác sĩ bảo cho vào viện là tôi cáo lui, tôi trình bày hoàn cảnh nhà ở xa quá, con cái bận rộn vất vả phải vào thăm nom, nên tôi đề nghị được chữa ngoại trú.
Thời gian dần trôi, bệnh tôi khi tăng khi giảm theo mùa. Cho tới một lần, cao trào lắng xuống cao trào lại lên. Tôi bị tăng huyết áp thì đã đành phải uống thuốc thường xuyên, nhưng trời nóng mà không dùng được quạt, và cơn thần kinh thực vật tái phát thì tôi không biết tả thế nào về sự kinh sợ và cực khổ của mình. Đầu buốt ran ran từng mảng, chóng mặt quay cuồng không thể làm chủ được, nằm nghiêng nằm thẳng gì cũng bị liệt tạm thời từng bộ phận và luôn hốt hoảng không yên, mạch máu sau lưng giật đùng đùng, tai ù với đủ loại âm thanh. Tôi gần như không còn thiết gì sống nữa. Tôi lấy ra hai vỉ seduxen định uống luôn để may ra có đi vào cõi tiên được không. Đấy CÁCH CHỮA KHÁC là như thế! Nhưng rồi tỉnh ra, không phải sợ chết mà tôi nghĩ lại thấy thương các con, chúng đối với tôi có đến nỗi nào mà tôi lại ra đi kiểu như vậy tiếng sẽ để đời. Nên tôi kịp dừng lại. Tôi vẫn khẩn cầu MQ đấy thôi, anh ở ngay bên cạnh tôi chứng kiến những vật vã của tôi, mà sao anh im lặng? Tôi không mấy khi thể hiện chia sẻ với các con về tình trạng của mình, tôi cứ ngầm chịu đựng và chịu đựng. Tôi không phải là người ốm đau bênh tật một tí là kêu um lên. Điều đó có mặt tốt cũng có mặt nguy hiểm, nhưng đại thể, tôi là tôi, một con người được hình thành bởi số phận rồi, và từ cả những đắng cay thầm kín mà quyển sách tôi đang viết dù dài dòng lê thê vẫn chưa bày tỏ được tất cả. Có điều, tôi hiểu và tin ở mình, tin ở cuộc đời vẫn đáng yêu vô cùng, tôi chưa thể chết.
Hồi ấy, cứ mỗi lần ốm nặng, tôi lại đến với vợ chồng Hoa, vì các cháu ngoại lớn rồi, vì môi trường sống trong lành tiện cho đi bộ hay tập thể dục, và các con có nhiều thời gian chăm lo cho tôi hơn các em đang bận rộn vất vả nuôi con nhỏ. Ở đây tôi có thể thoải mái dặn dò Hoa những gì mình muốn. Tôi tâm sự với con gái, nếu như đến một ngày nào đó, tôi lâm bệnh nặng, mà lại ở tình trạng vật vờ, không biết gì cả, thì con chủ động bàn với các em để tìm cách cho tôi được hưởng quyền lựa chọn cái chết. Tôi nhấn mạnh:”Như thế đỡ khổ cho mẹ và cho con cháu. Mẹ phải nói từ bây giờ khi hoàn toàn tỉnh táo và hi vọng mẹ lại khỏe lên thôi, để con hiểu chứ lúc lâm bệnh rồi, nặng rồi, biết gì nữa mà yêu cầu, mà có yêu cầu các con lại tưởng mẹ bi quan, mẹ không còn sáng suốt”.
Con đã lớn
Rồi Ngân Hương cũng học xong đại học, đi làm, và lập gia đình. Con gái rượu của MQ đã lớn hẳn, không còn yếu ớt như ngày xưa nữa. Con tôi được sống trong ngôi nhà mới đúng 10 năm, chứng kiến nhiều kỉ niệm buồn vui của mẹ, trước khi lấy chồng. Không biết có phải vì nhớ MQ mà tôi hay nhìn con, và ngày càng thấy gương mặt của nó mang bóng hình của bố, có lúc gần như y chang mới lạ, chỉ trừ đôi mắt chót giống tôi nên không đẹp (chứ chẳng nỡ nói đôi mắt xấu hai mẹ con sẽ buồn). Hương yêu và lấy Việt Phương, là bạn cùng lớp đại học. Chúng yêu nhau quấn quit nhau “ra mặt” chứ không thầm kín như vợ chồng tôi ngày trước. Tôi rất vui vì tình yêu của chúng. Ngày cưới Tuấn thì tôi đọc thơ khi sang ăn hỏi bên nhà gái, còn lần này thì tôi ngâm hẳn thơ trước đông đủ hai họ trong buổi lễ thành hôn để dặn dò con gái và lại cay cay dấu đi những giọt nước mắt tủi phận xen cùng niềm hạnh phúc trào dâng ngọt ngào.
Tôi đang trông cháu Diệu Ngân thì bị ốm, nên được 18 tháng là cháu đi nhà trẻ rồi, sớm hơn dự định. Quanh đi quẩn lại, hơn một năm sau, tôi có cháu nội thứ hai, cũng là gái. Công việc trong nhà bận rộn hơn. Con dâu sinh cháu lần này, khi hết thời gian nghỉ đẻ, phải về bên ngoại nhờ ông bà trông nom. Ngân Hương cũng sinh con đầu lòng, chồng đi học xa lại tạm về với mẹ Thư. Thế là cứ “cháu bà nội tội bà ngoại” thôi, các cụ nói chả có sai! Tôi tiếp tục chữa bệnh, bằng cách đi bộ đến một cơ sở trị thần kinh thực vật vừa làm vật lí trị liệu, vừa uống thuốc đặc trị, do một người quen mách. Có một dạo, Ngân Hương trên đường đi làm, đưa tôi đi, rồi tôi đi bộ về, sau này tôi đi bộ cả hai chiều. Tôi cảm thấy hợp thuốc, bớt chóng mặt, bớt lạnh chân tay. Từ đó, tôi hăng say đi bộ hơn mặc dù có lúc mệt lả phải ngồi nghỉ giữa đường. Đi bộ còn tốt thêm ở chỗ tôi được thư giãn đầu óc, không nghĩ ngợi gì nhiều.
Tôi đang trông cháu Diệu Ngân thì bị ốm, nên được 18 tháng là cháu đi nhà trẻ rồi, sớm hơn dự định. Quanh đi quẩn lại, hơn một năm sau, tôi có cháu nội thứ hai, cũng là gái. Công việc trong nhà bận rộn hơn. Con dâu sinh cháu lần này, khi hết thời gian nghỉ đẻ, phải về bên ngoại nhờ ông bà trông nom. Ngân Hương cũng sinh con đầu lòng, chồng đi học xa lại tạm về với mẹ Thư. Thế là cứ “cháu bà nội tội bà ngoại” thôi, các cụ nói chả có sai! Tôi tiếp tục chữa bệnh, bằng cách đi bộ đến một cơ sở trị thần kinh thực vật vừa làm vật lí trị liệu, vừa uống thuốc đặc trị, do một người quen mách. Có một dạo, Ngân Hương trên đường đi làm, đưa tôi đi, rồi tôi đi bộ về, sau này tôi đi bộ cả hai chiều. Tôi cảm thấy hợp thuốc, bớt chóng mặt, bớt lạnh chân tay. Từ đó, tôi hăng say đi bộ hơn mặc dù có lúc mệt lả phải ngồi nghỉ giữa đường. Đi bộ còn tốt thêm ở chỗ tôi được thư giãn đầu óc, không nghĩ ngợi gì nhiều.
Mẹ chồng nàng dâu
Sống bao nhiêu năm với MQ, tôi đã thay đổi, từ chỗ rất trầm tính, hay buồn hay bi quan lo lắng sang sôi nổi, vui vẻ, lạc quan, nghĩ đơn giản hơn. Nhưng từ ngày MQ mất, dần dần tôi lại trở về với những thói quen cũ dở hơi của mình. Tôi hay mặc cảm, hay chấp nhất là đối với những người thân. Tôi quí và thương con dâu, ngay từ đầu, nhưng vì cách sống cách sinh hoạt của hai gia đình có khác nhau, ảnh hưởng đến lối giao tiếp, ứng xử, lại thêm tác động bởi cá tính của từng người, nên mấy năm đầu, quan hệ mẹ chồng nàng dâu của mẹ con tôi không có gì thật tệ, nhưng chưa cảm thông và còn nhiều sự hiểu lầm. Tôi không phản ứng ngay vì ngại con mới về nhà mình, mình mà bực bội, khó chịu, la mắng thì khổ cho nó, và nó càng không hiểu mình sẽ xa lánh dần. Bởi vậy, tôi đã nhịn và âm thầm chịu đựng bằng cách trông cậy vào MQ, vẫn thế thôi. Nghĩa là, tôi thắp hương, tôi khẩn cầu, tôi nức nở để giải tỏa cho mình. Giải tỏa xong, tôi lại vui vẻ, lại đối xử với con dâu thật tốt, bằng tình thương chứ không phải yêu quí giả tạo. Tôi luôn nhắc nhở con trai, phải yêu thương vợ, chia sẻ công việc với vợ, phê phán kịch liệt những khuyết nhược điểm của nó, chứ rất tránh than phiền, mà chỉ khen ngợi những điểm cơ bản và rất tốt của vợ nó là nhiều.Cho đến một ngày, hai năm sau đó, tôi mới tâm sự với con dâu thẳng thắn tâm trạng của mình, với từng sự việc, và không ngại kể cả những lời nhận định phân tích gay gắt. Tôi cảm thấy đã đủ thời gian để con dâu hiểu về tôi, rằng tôi đã thương yêu nó mà không phải xa cách, nên sự thẳng thắn này sẽ không làm tổn thương gì đến quan hệ của hai mẹ con.Ấy là tôi chủ quan nghĩ vậy, còn thực sự thì con dâu tôi, vốn ít nói, chỉ im lặng và khóc là cùng khi nghe tôi nói. Có điều, từ sau đó quan hệ của hai mẹ con ngày càng được cải thiện, và hiện tại, là rất tốt. Đôi lúc, tôi mơ ước bọn trẻ yêu nhau như và hơn vợ chồng tôi yêu nhau, mơ ước quan hệ nàng dâu mẹ chồng của chúng tôi bây giờ như và tốt hơn giữa tôi và má chồng thuở trước. Nhưng tôi hiểu, mọi sự so sánh chỉ là khập khiễng, và gây thêm rối rắm cho chính mình.
Sống bao nhiêu năm với MQ, tôi đã thay đổi, từ chỗ rất trầm tính, hay buồn hay bi quan lo lắng sang sôi nổi, vui vẻ, lạc quan, nghĩ đơn giản hơn. Nhưng từ ngày MQ mất, dần dần tôi lại trở về với những thói quen cũ dở hơi của mình. Tôi hay mặc cảm, hay chấp nhất là đối với những người thân. Tôi quí và thương con dâu, ngay từ đầu, nhưng vì cách sống cách sinh hoạt của hai gia đình có khác nhau, ảnh hưởng đến lối giao tiếp, ứng xử, lại thêm tác động bởi cá tính của từng người, nên mấy năm đầu, quan hệ mẹ chồng nàng dâu của mẹ con tôi không có gì thật tệ, nhưng chưa cảm thông và còn nhiều sự hiểu lầm. Tôi không phản ứng ngay vì ngại con mới về nhà mình, mình mà bực bội, khó chịu, la mắng thì khổ cho nó, và nó càng không hiểu mình sẽ xa lánh dần. Bởi vậy, tôi đã nhịn và âm thầm chịu đựng bằng cách trông cậy vào MQ, vẫn thế thôi. Nghĩa là, tôi thắp hương, tôi khẩn cầu, tôi nức nở để giải tỏa cho mình. Giải tỏa xong, tôi lại vui vẻ, lại đối xử với con dâu thật tốt, bằng tình thương chứ không phải yêu quí giả tạo. Tôi luôn nhắc nhở con trai, phải yêu thương vợ, chia sẻ công việc với vợ, phê phán kịch liệt những khuyết nhược điểm của nó, chứ rất tránh than phiền, mà chỉ khen ngợi những điểm cơ bản và rất tốt của vợ nó là nhiều.Cho đến một ngày, hai năm sau đó, tôi mới tâm sự với con dâu thẳng thắn tâm trạng của mình, với từng sự việc, và không ngại kể cả những lời nhận định phân tích gay gắt. Tôi cảm thấy đã đủ thời gian để con dâu hiểu về tôi, rằng tôi đã thương yêu nó mà không phải xa cách, nên sự thẳng thắn này sẽ không làm tổn thương gì đến quan hệ của hai mẹ con.Ấy là tôi chủ quan nghĩ vậy, còn thực sự thì con dâu tôi, vốn ít nói, chỉ im lặng và khóc là cùng khi nghe tôi nói. Có điều, từ sau đó quan hệ của hai mẹ con ngày càng được cải thiện, và hiện tại, là rất tốt. Đôi lúc, tôi mơ ước bọn trẻ yêu nhau như và hơn vợ chồng tôi yêu nhau, mơ ước quan hệ nàng dâu mẹ chồng của chúng tôi bây giờ như và tốt hơn giữa tôi và má chồng thuở trước. Nhưng tôi hiểu, mọi sự so sánh chỉ là khập khiễng, và gây thêm rối rắm cho chính mình.
Chữa bệnh và một chút bướng bỉnh
Tôi vẫn bệnh, nhưng đã nhất quyết theo con đường tự rèn luyện bằng đi bộ xa, tập khí công cho thông khí, lấy những cái dùi gỗ nện gõ vào toàn thân cho thông huyết, tự xoa bóp bằng rượu gừng (ngâm lâu hàng năm trời) và tóc rối khi cảm, rồi nằm giường mát sa nhiệt Migun, và kết hợp uống thuốc tễ (rối loạn thần kinh thực vật) khi cần, chứ không dùng thuốc tây nữa. Mỗi thứ giúp tôi dễ chịu một ít, nhưng riêng bệnh chóng mặt thì ngày càng nặng lên. Mỗi lần chóng mặt, ngày trước chỉ một hai ngày là đỡ, sau tăng lên tới 4,5 ngày, không dậy được. Mà cứ nửa tháng một tháng lại bị một lần, bất chợt không định trước. Con dâu tôi bận đi làm, bận con cái đủ thứ, lại phải chăm cho tôi nữa nên vất vả lắm. Tôi bảo con để sẵn thức ăn, nước uống, trái cây, mà là đồ khô để tôi có thể sờ lần tự lấy khi nằm nhà một mình, chứ cháo, phở,…phải kiêng vì không dậy mà đi tiểu được. Những ngày bị nặng thì con trai con dâu nghỉ làm hoặc các con gái con rể đến túc trực thay phiên chăm sóc tôi.
Một hôm, Tuấn nghỉ để trông nom tôi. Tôi tâm tình lại chuyện cũ năm trước về CÁCH CHỮA KHÁC ngớ ngẩn, về những bài báo tôi đọc được về căn bệnh rối loạn thần kinh thực vật có thể gây những trầm cảm nặng nề, nguy hiểm cho người bệnh. Nào ngờ, Tuấn bật khóc, và trách sao tôi chỉ im lặng, không chia sẻ cụ thể bệnh tình với nó. Tuấn đề nghị tôi viết bằng giấy, mô tả thật cụ thể những gì xảy ra trong quá trình chữa bệnh, cơn thần kinh thực vật như thế nào, cảm giác kinh sợ khi bị liệt, bị giật cục cứng ngắc và nghẹt thở ra sao. Tuấn thuyết phục tôi đi khám chuyên khoa về thần kinh, mà là khám riêng chỗ người quen, để xin tư vấn, rồi sẽ tìm cách chữa sau. Tôi đồng ý. Phòng mạch đầu tiên nơi hai mẹ con đến là một bác sĩ đã có tuổi. Vì có hẹn trước, ông tiếp nhận đọc mê mải tờ giấy tôi mô tả bệnh. Xong ông nêu một loạt câu hỏi để tôi trả lời. Ông gật đầu, vui vẻ. Ông làm một vài động tác nhận biết phản xạ của tôi nơi đầu gối, rồi bảo hai mẹ con: “Thần kinh trung ương của bà rất tốt, không sao cả, theo như lịch sử bệnh bà đã viết rất rõ ràng đây, bà bị rối loạn thần kinh thực vật thể cường giao cảm nên tim đập nhanh, huyết áp cao, ra mồ hôi nhiều. Bà lại bị rối loạn chuyển hóa li pid, nên mỡ máu và cholesterol cao, trong khi ba đốt sống cổ thoái hóa nên dòng máu lưu thông lên não càng khó, gây chóng mặt. Chỉ vậy thôi, tôi sẽ cho đơn uống thuốc kèm theo một số thực phẩm chức năng, bà dùng rồi kết quả ra sao cho tôi biết nhé. Bà đừng lo lắng gì cả”. Tôi thở phào, phải chi ông ấy cho mình uống thuốc tâm thần thì chắc tôi phải xin mấy phút cuối giờ ở lại mà xin lỗi rằng hình như bác sĩ thần kinh có vấn đề chứ không phải tôi! Đúng là vẫn TÔI, một cái TÔI lắm khi hết sức tinh quái và kì quặc…
Nơi thứ hai, là cơ sở khám chữa bệnh của nhà nước. Bác sĩ tiếp đón hai mẹ con niềm nở. Chỉ lướt qua dáng vẻ của tôi, đọc rất nhanh bản tường trình của tôi, bác sĩ đã nhìn thẳng con trai tôi, đầy vẻ tự tin: “đúng rồi, cậu yên tâm đi, tôi sẽ điều trị cho mẹ cậu! tôi gặp quá nhiều trường hợp như thế này rồi…”. Tôi không thể lơ đãng được buộc phải cắt ngang lời bác sĩ, gắng giải thích thêm về bệnh trạng của mình, vì tôi có linh cảm bác sĩ đang tập trung vào suy nghĩ gì đó chệch hướng. Nhưng bác sĩ đã kịp ngăn tôi lại, khỏi phải kể lể dài dòng, quay sang nói tiếp với con trai tôi: ”Thì có gì đâu cậu. Bà ở vào thời kì cuộc đời có thay đổi lớn, nghỉ hưu nên bị sốc, tâm tính khó ổn định, phải chữa khẩn trương kẻo lôi thôi…Hơn nữa bà nhà cậu lâu nay quen quyết đoán mọi thứ một mình rồi, bây giờ bệnh vào nữa nên càng phức tạp. Bệnh quá rõ rồi…trông bà thì thấy đấy, trời nóng như đổ lửa thế này mà mặc áo dài tay, cổ gài khuy kín mít, nét mặt đầy lo âu…”. Tôi bực mà hơi buồn cười nhưng cố nhịn và xem như không để ý gì đến hai anh em. Rồi bác sĩ kê đơn, dặn con tôi mua thuốc cho mẹ uống, hẹn ngày khám lại, và bảo tôi sẽ phải uống thuốc ít ra trong sáu tháng. Mặt khác, bác sĩ chỉ dẫn hai mẹ con mua thẻ để ngày ngày sinh hoạt trong phòng tập đặc biệt, làm cho đầu óc, cơ thể thư giãn. Chào bác sĩ ra về, tôi cầm ngay đơn thuốc xem, tôi bảo con trai, tôi sẽ tìm hiểu thêm, nhưng nếu đây là thuốc để trị tâm thần, thì tôi không theo chỉ định của bác sĩ đâu. Tuy nhiên, cái phòng tập đặc biệt kia thì có vẻ hấp dẫn đấy, tôi sẽ đi đều đặn.
Tôi tới phòng tập. Tiếp tôi là một cô gái trẻ hiền từ. Thoạt đầu cô đưa tôi một loạt bản phỏng vấn để tôi điền thông tin. Nhiều câu hỏi đọc mà rợn người, liên quan đến sự trầm cảm, âu lo thái quá, xa lánh mọi người, sợ hãi, rồi luẩn quẩn không thiết sống nữa. Tôi túc tắc trả lời, điền thật trung thực theo trạng thái của mình, tất nhiên là chẳng có vấn đề gì, chẳng có hiểm họa gì rồi. Sau đó, cô gái bật đĩa hướng dẫn tôi tập, những bài tập thả lỏng cơ bắp, thư giãn, tập thở, ổn định tinh thần. Tôi thấy hay và rất thích, thế là tôi đi đều đặn để biết được thêm “bảo bối” mà cầm cự sức khỏe tuổi già. May thời gian này, bác sĩ ra nước ngoài nên tôi không phải gặp. Tôi thông cảm với bác sĩ, có lúc đánh giá lầm về bệnh nhân chứ không thể lúc nào cũng đúng, nhưng hơi buồn cười và buồn buồn vì tôi bị bác sĩ qui luôn vào trạng thái về hưu bị sốc, mặc áo dài tay và cài khuy cổ kín mít thì bị bác sĩ kết luận là “có chuyện”.
Vậy là tôi dùng đơn thuốc phần thực phẩm chức năng của bác sĩ già, và dùng phòng tập luyện thư giãn của bác sĩ trẻ kết hợp. Dẫu sao thì tôi cũng thầm cảm ơn Tuấn, con trai tôi đã quan tâm lo lắng đến sức khỏe của mình. Ngoài việc chữa bệnh, nó còn hay khích lệ tôi đi tham quan du lịch cho đầu óc thoải mái. Sợ tôi không có tiền hoặc lo tiết kiệm, Tuấn còn bắt tôi cầm ít tiền tiêu pha dọc đường nữa, mà từ chối không được. Kể ra làm mẹ như tôi cũng sướng!
Chị đã đi xa
Thời gian này, vì ngày ngày tới bệnh viện, nên tôi ghé qua thăm chị tôi, chị Kim Thanh, nhiều lần. Chị ốm nặng, thực ra chẳng có bệnh gì, mà là yếu dần. Chị chưa quá già, nhưng không còn sức nữa. Có thể do linh tính, tôi cảm thấy chị khó lòng qua khỏi, nên tự nhủ mình phải đến thường xuyên với chị, kẻo sau này lại ân hận. Mỗi lần tôi ghé qua, chị vui lắm. Tôi nói chuyện cho chị nghe, an ủi động viên chị. Các cháu đã qua thời vất vả khó nhọc rồi, đều có gia đình riêng, đa số đều làm đủ ăn hoặc khấm khá, trừ một trường hợp còn là mệt. Nhưng điều quan trọng là tất cả con trai con gái con dâu con rể đều chăm sóc chị rất chu đáo, tình cảm, thương mẹ vậy là quí lắm. Tôi bào chị: ”sẽ có nhiều người mơ mà không được như chị đấy chị ơi…”. Chị cười hiền một cách yếu ớt. Tôi hỏi chị thích ăn gì tôi mua về cho chị, tôi gợi ý gì hầu như chị cũng gật. Bát bún thang, chị đâu ăn được hết, chỉ từng thìa từng thìa nhỏ một, nhưng chị thích, chị vui, chị nhớ lại những ngày xa xưa. Miếng xôi giò, chị móm mém nhai từng viên tôi nắm chim chim, và buồn cười vì bụng yếu mà còn thích của khó tiêu…Tôi mua thịt, làm ruốc, chị thích ăn ruốc tôi làm lắm, rồi thích cả thịt lợn tôi nấu đông nữa.
Tôi thương chị thật nhiều, từ những ngày lam lũ đói kém ngày xưa. Tôi đồng cảm với chị vì cả hai đều góa bụa. Tôi thông cảm với chị cả những khi bố mẹ bệnh nặng, ốm lâu mà chị hầu như không chăm sóc, vì chị quá khổ chạy vạy tất tả nuôi một đàn con thơ dại, ít học. Tôi thương chị vì vất vả mà đãng trí quên ngày giỗ bố, khiến me tôi tức giận mắng la. Nhiều năm, cứ sắp đến ngày giỗ bố là tôi phải nhắc chị, bảo chị phải đến, mọi người đều thông cảm với hoàn cảnh của chị mà. Tôi không phân biệt chị là chị cùng cha khác mẹ với chúng tôi. Chị là con gái của một nữ sĩ thật tên tuổi trong làng thơ Việt Nam, nhưng mang trong mình dòng máu của bố tôi, y như mấy chị em chúng tôi đấy thôi.
Chị đã lìa xa thế gian đi vào cõi vĩnh hằng vào một ngày đầu đông chưa lạnh giá năm 2009, bên trọn vẹn năm cặp vợ chồng các con của chị cùng các cháu nội ngoại. Tôi đã gần chị, đã chuẩn bị tinh thần từ cả mấy tháng rồi, nên vẫn sót thương nhưng không bất ngờ. Tôi khóc gọi chị, nhưng chia sẻ với chị niềm hạnh phúc lớn lao cuối đời của chị, các cháu đều vượt qua được những cam go thử thách. Các cháu đã, đang, và sẽ còn là những đứa con hiếu thảo của chị, biết thương quí nhau mãi mãi. Và chị tôi nhắm mắt thanh thản được rồi.
Tôi loay hoay tập tành, tự chữa bệnh, “sống chung với lũ”, và “lũ rút” khá nhanh. Đấy là một lần tình cờ đọc tài liệu lưu truyền về “dich cân kinh” cùng một số cách chữa bệnh khác, tôi chợt chú ý mấy dòng: ”chữa chóng mặt bằng cách uống nhiều lần trong ngày, mỗi lần một cốc nước nguội lớn, trộn một thìa dấm táo và một thìa mật ong”. Tôi tức tốc đi mua mật ong, mua dấm táo bán sẵn ở một cửa hàng Hàn Quốc gần Mỹ Đình, thực hiện luôn theo hướng dẫn. Thật kì lạ, từ ngày tôi uống nó đến nay, đã hơn mười tháng rồi, tôi chưa chóng mặt một lần nào cả. Vậy mới có sức mà hoàn thành cuốn hồi kí này chứ tháng hai lần chóng mặt, mỗi lần nằm bốn năm ngày như trước thì còn gì là đời…Bạn đọc hãy vui cùng tôi nhé. Lại vẫn “số” rồi ha ha…
Tôi loay hoay tập tành, tự chữa bệnh, “sống chung với lũ”, và “lũ rút” khá nhanh. Đấy là một lần tình cờ đọc tài liệu lưu truyền về “dich cân kinh” cùng một số cách chữa bệnh khác, tôi chợt chú ý mấy dòng: ”chữa chóng mặt bằng cách uống nhiều lần trong ngày, mỗi lần một cốc nước nguội lớn, trộn một thìa dấm táo và một thìa mật ong”. Tôi tức tốc đi mua mật ong, mua dấm táo bán sẵn ở một cửa hàng Hàn Quốc gần Mỹ Đình, thực hiện luôn theo hướng dẫn. Thật kì lạ, từ ngày tôi uống nó đến nay, đã hơn mười tháng rồi, tôi chưa chóng mặt một lần nào cả. Vậy mới có sức mà hoàn thành cuốn hồi kí này chứ tháng hai lần chóng mặt, mỗi lần nằm bốn năm ngày như trước thì còn gì là đời…Bạn đọc hãy vui cùng tôi nhé. Lại vẫn “số” rồi ha ha…
Nha Trang ơi! ta lại về…
Cách đây mấy năm, tôi vô Sài Gòn chơi. Rồi giữa chừng tôi lên tàu đi Nha Trang. Tôi mua vé khứ hồi, tầng ba cho rẻ, leo lên một lần là nằm yên tới sáng, mặc dầu không ngủ.Từ hồi về hưu, tôi đi Nha Trang chưa lần nào là đi chơi. Đi là để thăm mộ ba má chồng, sau nữa thăm một số bà con họ hàng. Xuống ga từ sáng sớm, lần nào cũng thế, tôi cảm thấy rất rõ, MQ chỉ đường cho tôi đi thẳng đến mộ ba má. Mộ nằm tại nghĩa trang Suối Hiệp, đối diện nhà máy đường Khánh Hòa, cách thành phố 15 km. Tôi không biết có xe buýt nên đi xe ôm. Nhưng đi như vậy, tôi được ngắm nhìn lại con đường cũ có nhà má ở ngày xưa, những ngôi nhà có dàn hoa giấy (nhà của người thân chị Bảy), nơi tôi đã từng ngẩn ngơ đi hỏi tìm xem chị Bảy, người phụ nữ sống với tôi trong căn nhà của má, bây giờ đang ở nơi nào. Kỉ niệm, tất cả đều là kỉ niệm còn đó, chỉ có má tôi, phải, má tôi đang yên nghỉ bên ba chẳng biết giờ này có chờ tôi đang đến đó không.
Dọc đường tôi mua trái cây và thẻ hương. Còn hoa, tôi ít khi mua. Tôi muốn tự mình hái hoa dại bao nhiêu sắc màu trong những bụi rậm quanh nghĩa trang để cắm vào lọ cho ba má. Lần này, những loài hoa ấy không còn nữa. Người ta đã phát quang, xây hàng rào, xây đủ thứ. Những ngôi mộ mới và mới sửa cao lừng lững. Tôi ngơ ngẩn tìm mộ người thân mà không thấy.Tôi ngân ngấn nước mắt và gọi “Ba má ơi! ba má ở đâu rồi? con là dâu út của ba má đây, con là vợ anh MQ đây, con về rồi, ba má chỉ cho con đi…”. Thế là chỉ sau mấy chục giây, thêm có mấy bước chân, ngôi mộ đã hiện ra sững sờ trước mắt tôi. Tôi không khóc nữa, tôi tĩnh trí để dọn dẹp. Túi nilon rác bẩn ai ném trên bề mặt, cỏ dại cao lút chừng 60, 70 cm chung quanh. Chú xe ôm tốt quá, cùng phụ giúp tôi. Chẳng có dụng cụ gì trong tay, cứ làm bằng tay, tôi mà làm một mình không biết bao giờ mới xong và chắc chắn tay sẽ sứt sẹo. Dọn sạch, bày trái cây, lọ hoa đầy nước mưa đọng, nhưng làm sao có hoa đây? Nhìn quanh, thấy có ngôi mộ nhà ai trồng hai khóm mẫu đơn đỏ rất to, bông chi chit. Tôi đánh bạo thắp hương và khấn xin phép được ngắt mấy bông về cắm vào lọ cho ba má.Vậy là ổn rồi. Lúc này tôi mới thắp hương, khấn thưa ba má những điều như bao năm qua đã từng là như thế, quen rồi, thuộc rồi mà sao nước mắt vẫn rơi hoài trong tiếng nức nở cố kìm nén mà không được. Tôi gọi ba má, tôi gọi MQ trở về mặc dù biết chắc rằng anh đang đứng bên lau nước mắt cho tôi. Khóc mãi rồi là lặng im, lặng im trong cái yên vắng tận cùng. Tôi đi tất cả, qua từng ngôi mộ trong nghĩa trang, mộ nào họ Lê và họ Hồ tôi đều thắp hương. Tôi nghĩ, biết đâu đó là họ hàng nhà chồng mình bên ngoại và bên nội mà vô tình tôi không biết. Xong đâu đấy, tôi quay về với ba má. Hương sắp tàn hết, tôi khấn lại và trở về thành phố. Tôi trả thêm ít tiền và cảm ơn chú xe ôm đã vì tôi mà vất vả, mất cả thời gian hàng tiếng đồng hồ ở nghĩa trang.
Về thành phố, tôi vào phố Trần Quốc Toản, nơi dì Tám và dượng chồng tôi ở. Dì và dượng già yếu lắm rồi. Tôi ghé qua chợ ngay gần nhà mua tôm, mua rau về nấu cơm để dì và dượng có một bữa ăn không phải lụm cụm thổi nấu. Dì là em họ của má. Nhưng đối với chúng tôi, cả khi MQ còn sống, dì rất thân thiết,từ khi dì tập kết ra Bắc. Cắt râu tôm, đuôi tôm, nhà chẳng có cái kéo nào cắt được. Một cái thì bé tí lưỡi cùn, một cái thì long ốc vẹo vọ dượng lấy ny lon buộc chằng chịt vẫn không cầm chắc được trong tay. Tôi phải lấy dao để cắt khó quá. Sau bữa cơm, tôi chạy ra siêu thị gần nhà mua về một cái kéo, dì và dượng cứ buồn cười mãi về cái kéo long lay treo trên cái đinh đó, và lúc này dì mới kiên quyết vứt nó ra sọt rác.
Tôi không ngủ trưa, tôi đi tiếp đến Đồng Dài cách thành phố chừng 20 km. Tôi đã hẹn một cô em họ đón tôi.Tôi nhờ em đưa vào thăm dì dượng Mười, em ruột duy nhất của má tôi còn lại. Dượng khỏe, tuy lưng còng nhưng còn đi được xe đạp. Dì thì yếu rồi, mắt kém chỉ nhìn lờ mờ, tai nghễnh ngãng, và bắt đầu lẫn. Phải giải thích rất lâu dì mới nhận ra tôi, mới nhớ ra chồng tôi - cháu ruột; nhớ má chồng tôi - chị ruột. May mà vợ chồng cậu em làm ăn rất khá, dì dượng ở cùng và có chỗ dựa lúc tuổi già. Dì rất giống má tôi về dáng vẻ và nét mặt bên ngoài, khiến cho tôi nhớ má quá. Tôi không biết lần về thăm này đã phải là lần cuối cùng có thể gặp dì được không. Mà thôi cứ nghĩ linh tinh làm gì. Tôi biếu chút quà gửi dượng chứ dì lẫn rồi, thăm hỏi vợ chồng cậu em rồi chị em tôi tiếp tục đi.
Em đi băng băng. Gọi là em chứ thực ra em hơn tôi bẩy tuổi. Em là em họ của chồng tôi. Tôi mới biết em trong mấy năm gần đây, nhưng hai chị em quí nhau lắm. Em thật là đẹp, chắc hẳn ngày trẻ là rất đẹp. Vậy mà hai vợ chồng ly dị hàng chục năm rồi vì chồng theo người khác. Em một mình nuôi hai con trai nay một đứa đã có vợ con. Em ở một mình, nuôi cháu nội. Ba mẹ cháu ở gần đó, ở riêng. Cháu thì chạy qua chạy lại, đi học, ăn, ngủ cùng bà nội. Em nấu cơm cho tôi ăn, chăm sóc từng ly từng tý một. Tôi cứ ngỡ như đấy chính là má ngày xưa, má cũng một mình ở Nha Trang. Mỗi lần tôi từ Hà Nội vô Nha trang công tác, tôi ở với má, má cũng chăm tôi vậy. Em có đủ các loại mắm, đủ loại dưa món, nhưng tôi không quen nên chỉ sài nước mắm. Em xào gà xả ớt, nấu canh bí ngô với tôm tươi giã, rồi luộc rau lang hái ngoài vườn. Bữa cơm thật là ngon và khẩu vị gần hệt như miền Bắc mặc dù em là người Nha Trang chính gốc. Em kể cho tôi nghe bao nhiêu chuyện, chuyện trong gia đình, trong họ tộc, cả những chuyện tranh chấp đáng buồn nữa. Tôi nghe mà nẫu cả lòng. Ăn cơm xong, em bảo tôi đi tắm rồi ngủ cho đỡ mệt. Tôi không chịu. Tôi bảo em dẫn tôi đi thăm hai bà dì độc thân nọ. Đường đi khó lắm, nhỏ và ngoằn ngoèo. Trời lại tối thui. Quên không mang theo cây đèn pin. Nhưng không sao, rồi cũng đi được. Cứ bước loạng quạng chân thấp chân cao mãi rồi cũng đến. Hai dì (em họ xa của má) là hai chị em ruột, một người 73, một người 74 tuổi. Cả hai đều độc thân, không lấy chồng. Hai dì nuôi một con nuôi từ khi em mới ra đời bị bỏ rơi ở cô nhi viện. Bây giờ em đã có chồng và hai con gái ở cùng đó. Vườn tược thì mênh mông, nhưng các dì già yếu không làm được nữa, cũng không thuê ai được vì thuê có khi còn bị lỗ. Nhà trống tuyềnh trống toàng, chẳng thấy có chiếc giường nào cả, quần áo cứ vắt đại lên ở mọi nơi. Có đúng một 1 cái sa lon cũ chắc xin của ai nhưng rách hàng chục chỗ trông hệt như có ai băm nát ra. Tôi được cả nhà ưu tiên cho ngồi vào đó. Tôi biếu hai dì những gói bột Knor để nấu canh. Dì Bảy bảo bột này có thịt nên dì không ăn được, dì ăn chay trường, chỉ để dì Tám với các cháu dùng thôi. Tôi biếu hai dì một ít tiền, phải chạy vòng quanh khắp nhà đến mấy vòng mới bỏ vào túi các dì được. Hai dì chưa biết tôi bao giờ. Hai dì cảm động lắm khi biết tôi là dâu của má Tư. Dì Bảy bảo cháu ghi địa chỉ tôi ở Hà Nội để tết sẽ viết thư hỏi thăm. Dì Bảy nói chuyện vui lắm. Dì cười rất tươi. Và lạy trời, dì còn giữ lại những nét đẹp kinh khủng của một thời con gái, mặc dù đang rất bần hàn, áo quần luộm thuộm. Dì Tám là em nhưng trông già hơn, khắc khổ hơn, xấu hơn, mà cũng hiền hơn. Dì Bảy có một giọng hát thật trẻ trung, thật hay. Dì hát rất tự nhiên nhiều bài hát thời xưa. Nếu không nhìn dì mà chỉ nghe giọng hát chắc chắn mọi người bảo dì chỉ 30 tuổi thôi. Dì kể, dì đã từng hát cho mọi người nghe cả 100 bài liền mà không khản giọng, không mệt mỏi. Em tôi bảo, tôi có hát được không hát cho dì nghe, cả hai cùng hát cho vui, nhưng tôi không dám. Bởi vì tôi muốn trong những khoảnh khắc ấy, trong không gian yên tĩnh gần như tuyệt đối ấy, chỉ có một và chỉ một giọng ca của dì mà thôi, không pha tạp, không pha trộn giọng của bất kỳ ai, của tôi, dù cho tôi có hát hay đến thế nào (!) Ra về, các dì cố gắng tìm ra một cái gì đấy để làm quà cho tôi, một trái đu đủ nhỏ chưa chín, một tập bánh tráng cất kỹ trong hộp, nhưng tôi không thể nhận, không phải vì chê, mà vì không thể chịu đựng được nữa.
Chị em tôi ra về, lần này quen đường nên đi nhanh hơn. Tôi đi tắm (em nấu cho tôi một ấm nước nóng) rồi đi ngủ. Lại tiếp tục những mẩu chuyện dài tưởng chừng vô tận. Khi em đã ngáy đều đều, tôi vẫn nằm yên. Những tiếng hát trong trẻo của dì Bảy 74 tuổi rồi vẫn vẳng bên tai, khi tha thiết, khi trầm hùng mang đến những cảm xúc thật khó tả.
Hôm sau, em tiễn tôi ra bến xe trở lại Nha Trang. Tôi về thẳng nhà mợ Sáu, vợ cậu Lê Hân, cậu chồng tôi, cùng các em, các cháu. Tôi xin phép lên tầng dâng ít trái cây và thắp hương cho cậu .
Thật ra, cứ mỗi lần về Nha Trang, tôi chưa bao giờ không đến ngôi nhà này, đến vì một lý do chính: thắp hương cho cậu, khấn cậu rằng: dẫu vật đổi sao rời, cháu dâu của cậu không bao giờ quên những kỷ niệm ngày xưa khi còn cậu, còn má. Lần nào cũng thế, tôi khấn cậu và khóc. Nhưng riêng lần này, tuyệt nhiên không có một giọt nước mắt nào cả, cũng không biết ở ban thờ có bức hình chụp cậu hay là không, cứ khấn là khấn vậy thôi. Lạ thật!.Xuống nhà, mợ bảo, “các em mới đưa bình tro cậu ra chùa rồi, không để ở nhà nữa. Con có thấy trên đó còn để hình cậu không?”. Tôi thẫn thờ: “Dạ…dạ có…hay sao ấy ạ…”. Hóa ra là thế! MQ thiêng thật, anh vẫn đi với tôi trên từng bước đường trở lại Nha Trang mà, mọi bước đường, tất cả.
Buổi trưa, cả nhà về đông đủ. Ăn, uống, đủ.
Rồi tôi đi đến chỗ bạn Huỳnh Hương. Hai vợ chồng bạn thật là tình cảm. Nhắc lại nhiều kỷ niệm xưa khi còn học cùng một lớp đại học với nhau, với cả chồng tôi nữa. Ngậm ngùi, bạn an ủi, số phận mà. Ừ, tôi biết, người ta không ai cưỡng được số phận. Tôi từ chối lời mời cơm của bạn, vì phải về với dì dượng Tám. Dì sốt ruột tìm tôi từ sáng đến giờ.
Về lại nhà dì dượng. Dì mua sẵn cá, rau tập tàng. Tôi nấu cơm, kho cá, nấu canh. Chẳng biết có phù hợp với dì không, chứ tôi thì thấy …ngon!
Tối, trời mưa. Dì bảo một cháu ở gần đưa tôi ra ga để về Sài Gòn.
Đêm không lạnh. Tôi nằm tầng ba sát điều hòa cũng không thấy lạnh. Nhận được điện thoại từ Hà Nội, anh Dũng đã mất. Tôi biết anh ấy ốm nặng và đến thăm nhiều lần kể cả trước khi đi Sài Gòn, nhưng không ngờ anh ấy đi nhanh thế! Vậy là xong một cuộc đời…Ai có thể tưởng tượng được một vài năm trước đây, anh ấy “hoành tráng” đến thế nào. Anh Dũng là lãnh đạo cao nhất của cơ quan tôi làm việc ngày đó. Anh ấy ra đi, còn con trai anh cũng lâm bệnh nặng chưa biết rồi sẽ ra sao. Đúng là “phúc bất trùng lai họa vô đơn chí”. Nghe điện xong, tim tôi đập loạn xạ, chắc chắn huyết áp đang tăng, mấy bữa nay đều phải uống thuốc hạ áp nữa là lúc này. Thấy buồn quá.
Lại điện thoại nữa. Dì Tám gọi. Dì khóc nức nở. Dì bảo:” dì thương con nhiều lắm, dì yếu quá rồi, dì chẳng làm được nhiều đồ ăn ngon cho con, các em thì mải bận đi làm cả, con đừng buồn nghen con…”. Trời đất! …”Dạ không có gì đâu ạ…dạ con ăn ngon lắm mà dì…Sang năm con lại về”. Tôi cay cay mắt. “Nhớ về nghen con…” - Giọng dì tôi nhỏ dần. Cả đêm hầu như tôi không ngủ, may mà không bị chóng mặt. Buồn, nhưng lòng thật thanh thản, thanh thản ngay từ sau khi rời khỏi nghĩa trang, nơi ba má đã nằm xuống ở đó…không phải chỉ thanh thản lúc này.
Cách đây mấy năm, tôi vô Sài Gòn chơi. Rồi giữa chừng tôi lên tàu đi Nha Trang. Tôi mua vé khứ hồi, tầng ba cho rẻ, leo lên một lần là nằm yên tới sáng, mặc dầu không ngủ.Từ hồi về hưu, tôi đi Nha Trang chưa lần nào là đi chơi. Đi là để thăm mộ ba má chồng, sau nữa thăm một số bà con họ hàng. Xuống ga từ sáng sớm, lần nào cũng thế, tôi cảm thấy rất rõ, MQ chỉ đường cho tôi đi thẳng đến mộ ba má. Mộ nằm tại nghĩa trang Suối Hiệp, đối diện nhà máy đường Khánh Hòa, cách thành phố 15 km. Tôi không biết có xe buýt nên đi xe ôm. Nhưng đi như vậy, tôi được ngắm nhìn lại con đường cũ có nhà má ở ngày xưa, những ngôi nhà có dàn hoa giấy (nhà của người thân chị Bảy), nơi tôi đã từng ngẩn ngơ đi hỏi tìm xem chị Bảy, người phụ nữ sống với tôi trong căn nhà của má, bây giờ đang ở nơi nào. Kỉ niệm, tất cả đều là kỉ niệm còn đó, chỉ có má tôi, phải, má tôi đang yên nghỉ bên ba chẳng biết giờ này có chờ tôi đang đến đó không.
Dọc đường tôi mua trái cây và thẻ hương. Còn hoa, tôi ít khi mua. Tôi muốn tự mình hái hoa dại bao nhiêu sắc màu trong những bụi rậm quanh nghĩa trang để cắm vào lọ cho ba má. Lần này, những loài hoa ấy không còn nữa. Người ta đã phát quang, xây hàng rào, xây đủ thứ. Những ngôi mộ mới và mới sửa cao lừng lững. Tôi ngơ ngẩn tìm mộ người thân mà không thấy.Tôi ngân ngấn nước mắt và gọi “Ba má ơi! ba má ở đâu rồi? con là dâu út của ba má đây, con là vợ anh MQ đây, con về rồi, ba má chỉ cho con đi…”. Thế là chỉ sau mấy chục giây, thêm có mấy bước chân, ngôi mộ đã hiện ra sững sờ trước mắt tôi. Tôi không khóc nữa, tôi tĩnh trí để dọn dẹp. Túi nilon rác bẩn ai ném trên bề mặt, cỏ dại cao lút chừng 60, 70 cm chung quanh. Chú xe ôm tốt quá, cùng phụ giúp tôi. Chẳng có dụng cụ gì trong tay, cứ làm bằng tay, tôi mà làm một mình không biết bao giờ mới xong và chắc chắn tay sẽ sứt sẹo. Dọn sạch, bày trái cây, lọ hoa đầy nước mưa đọng, nhưng làm sao có hoa đây? Nhìn quanh, thấy có ngôi mộ nhà ai trồng hai khóm mẫu đơn đỏ rất to, bông chi chit. Tôi đánh bạo thắp hương và khấn xin phép được ngắt mấy bông về cắm vào lọ cho ba má.Vậy là ổn rồi. Lúc này tôi mới thắp hương, khấn thưa ba má những điều như bao năm qua đã từng là như thế, quen rồi, thuộc rồi mà sao nước mắt vẫn rơi hoài trong tiếng nức nở cố kìm nén mà không được. Tôi gọi ba má, tôi gọi MQ trở về mặc dù biết chắc rằng anh đang đứng bên lau nước mắt cho tôi. Khóc mãi rồi là lặng im, lặng im trong cái yên vắng tận cùng. Tôi đi tất cả, qua từng ngôi mộ trong nghĩa trang, mộ nào họ Lê và họ Hồ tôi đều thắp hương. Tôi nghĩ, biết đâu đó là họ hàng nhà chồng mình bên ngoại và bên nội mà vô tình tôi không biết. Xong đâu đấy, tôi quay về với ba má. Hương sắp tàn hết, tôi khấn lại và trở về thành phố. Tôi trả thêm ít tiền và cảm ơn chú xe ôm đã vì tôi mà vất vả, mất cả thời gian hàng tiếng đồng hồ ở nghĩa trang.
Về thành phố, tôi vào phố Trần Quốc Toản, nơi dì Tám và dượng chồng tôi ở. Dì và dượng già yếu lắm rồi. Tôi ghé qua chợ ngay gần nhà mua tôm, mua rau về nấu cơm để dì và dượng có một bữa ăn không phải lụm cụm thổi nấu. Dì là em họ của má. Nhưng đối với chúng tôi, cả khi MQ còn sống, dì rất thân thiết,từ khi dì tập kết ra Bắc. Cắt râu tôm, đuôi tôm, nhà chẳng có cái kéo nào cắt được. Một cái thì bé tí lưỡi cùn, một cái thì long ốc vẹo vọ dượng lấy ny lon buộc chằng chịt vẫn không cầm chắc được trong tay. Tôi phải lấy dao để cắt khó quá. Sau bữa cơm, tôi chạy ra siêu thị gần nhà mua về một cái kéo, dì và dượng cứ buồn cười mãi về cái kéo long lay treo trên cái đinh đó, và lúc này dì mới kiên quyết vứt nó ra sọt rác.
Tôi không ngủ trưa, tôi đi tiếp đến Đồng Dài cách thành phố chừng 20 km. Tôi đã hẹn một cô em họ đón tôi.Tôi nhờ em đưa vào thăm dì dượng Mười, em ruột duy nhất của má tôi còn lại. Dượng khỏe, tuy lưng còng nhưng còn đi được xe đạp. Dì thì yếu rồi, mắt kém chỉ nhìn lờ mờ, tai nghễnh ngãng, và bắt đầu lẫn. Phải giải thích rất lâu dì mới nhận ra tôi, mới nhớ ra chồng tôi - cháu ruột; nhớ má chồng tôi - chị ruột. May mà vợ chồng cậu em làm ăn rất khá, dì dượng ở cùng và có chỗ dựa lúc tuổi già. Dì rất giống má tôi về dáng vẻ và nét mặt bên ngoài, khiến cho tôi nhớ má quá. Tôi không biết lần về thăm này đã phải là lần cuối cùng có thể gặp dì được không. Mà thôi cứ nghĩ linh tinh làm gì. Tôi biếu chút quà gửi dượng chứ dì lẫn rồi, thăm hỏi vợ chồng cậu em rồi chị em tôi tiếp tục đi.
Em đi băng băng. Gọi là em chứ thực ra em hơn tôi bẩy tuổi. Em là em họ của chồng tôi. Tôi mới biết em trong mấy năm gần đây, nhưng hai chị em quí nhau lắm. Em thật là đẹp, chắc hẳn ngày trẻ là rất đẹp. Vậy mà hai vợ chồng ly dị hàng chục năm rồi vì chồng theo người khác. Em một mình nuôi hai con trai nay một đứa đã có vợ con. Em ở một mình, nuôi cháu nội. Ba mẹ cháu ở gần đó, ở riêng. Cháu thì chạy qua chạy lại, đi học, ăn, ngủ cùng bà nội. Em nấu cơm cho tôi ăn, chăm sóc từng ly từng tý một. Tôi cứ ngỡ như đấy chính là má ngày xưa, má cũng một mình ở Nha Trang. Mỗi lần tôi từ Hà Nội vô Nha trang công tác, tôi ở với má, má cũng chăm tôi vậy. Em có đủ các loại mắm, đủ loại dưa món, nhưng tôi không quen nên chỉ sài nước mắm. Em xào gà xả ớt, nấu canh bí ngô với tôm tươi giã, rồi luộc rau lang hái ngoài vườn. Bữa cơm thật là ngon và khẩu vị gần hệt như miền Bắc mặc dù em là người Nha Trang chính gốc. Em kể cho tôi nghe bao nhiêu chuyện, chuyện trong gia đình, trong họ tộc, cả những chuyện tranh chấp đáng buồn nữa. Tôi nghe mà nẫu cả lòng. Ăn cơm xong, em bảo tôi đi tắm rồi ngủ cho đỡ mệt. Tôi không chịu. Tôi bảo em dẫn tôi đi thăm hai bà dì độc thân nọ. Đường đi khó lắm, nhỏ và ngoằn ngoèo. Trời lại tối thui. Quên không mang theo cây đèn pin. Nhưng không sao, rồi cũng đi được. Cứ bước loạng quạng chân thấp chân cao mãi rồi cũng đến. Hai dì (em họ xa của má) là hai chị em ruột, một người 73, một người 74 tuổi. Cả hai đều độc thân, không lấy chồng. Hai dì nuôi một con nuôi từ khi em mới ra đời bị bỏ rơi ở cô nhi viện. Bây giờ em đã có chồng và hai con gái ở cùng đó. Vườn tược thì mênh mông, nhưng các dì già yếu không làm được nữa, cũng không thuê ai được vì thuê có khi còn bị lỗ. Nhà trống tuyềnh trống toàng, chẳng thấy có chiếc giường nào cả, quần áo cứ vắt đại lên ở mọi nơi. Có đúng một 1 cái sa lon cũ chắc xin của ai nhưng rách hàng chục chỗ trông hệt như có ai băm nát ra. Tôi được cả nhà ưu tiên cho ngồi vào đó. Tôi biếu hai dì những gói bột Knor để nấu canh. Dì Bảy bảo bột này có thịt nên dì không ăn được, dì ăn chay trường, chỉ để dì Tám với các cháu dùng thôi. Tôi biếu hai dì một ít tiền, phải chạy vòng quanh khắp nhà đến mấy vòng mới bỏ vào túi các dì được. Hai dì chưa biết tôi bao giờ. Hai dì cảm động lắm khi biết tôi là dâu của má Tư. Dì Bảy bảo cháu ghi địa chỉ tôi ở Hà Nội để tết sẽ viết thư hỏi thăm. Dì Bảy nói chuyện vui lắm. Dì cười rất tươi. Và lạy trời, dì còn giữ lại những nét đẹp kinh khủng của một thời con gái, mặc dù đang rất bần hàn, áo quần luộm thuộm. Dì Tám là em nhưng trông già hơn, khắc khổ hơn, xấu hơn, mà cũng hiền hơn. Dì Bảy có một giọng hát thật trẻ trung, thật hay. Dì hát rất tự nhiên nhiều bài hát thời xưa. Nếu không nhìn dì mà chỉ nghe giọng hát chắc chắn mọi người bảo dì chỉ 30 tuổi thôi. Dì kể, dì đã từng hát cho mọi người nghe cả 100 bài liền mà không khản giọng, không mệt mỏi. Em tôi bảo, tôi có hát được không hát cho dì nghe, cả hai cùng hát cho vui, nhưng tôi không dám. Bởi vì tôi muốn trong những khoảnh khắc ấy, trong không gian yên tĩnh gần như tuyệt đối ấy, chỉ có một và chỉ một giọng ca của dì mà thôi, không pha tạp, không pha trộn giọng của bất kỳ ai, của tôi, dù cho tôi có hát hay đến thế nào (!) Ra về, các dì cố gắng tìm ra một cái gì đấy để làm quà cho tôi, một trái đu đủ nhỏ chưa chín, một tập bánh tráng cất kỹ trong hộp, nhưng tôi không thể nhận, không phải vì chê, mà vì không thể chịu đựng được nữa.
Chị em tôi ra về, lần này quen đường nên đi nhanh hơn. Tôi đi tắm (em nấu cho tôi một ấm nước nóng) rồi đi ngủ. Lại tiếp tục những mẩu chuyện dài tưởng chừng vô tận. Khi em đã ngáy đều đều, tôi vẫn nằm yên. Những tiếng hát trong trẻo của dì Bảy 74 tuổi rồi vẫn vẳng bên tai, khi tha thiết, khi trầm hùng mang đến những cảm xúc thật khó tả.
Hôm sau, em tiễn tôi ra bến xe trở lại Nha Trang. Tôi về thẳng nhà mợ Sáu, vợ cậu Lê Hân, cậu chồng tôi, cùng các em, các cháu. Tôi xin phép lên tầng dâng ít trái cây và thắp hương cho cậu .
Thật ra, cứ mỗi lần về Nha Trang, tôi chưa bao giờ không đến ngôi nhà này, đến vì một lý do chính: thắp hương cho cậu, khấn cậu rằng: dẫu vật đổi sao rời, cháu dâu của cậu không bao giờ quên những kỷ niệm ngày xưa khi còn cậu, còn má. Lần nào cũng thế, tôi khấn cậu và khóc. Nhưng riêng lần này, tuyệt nhiên không có một giọt nước mắt nào cả, cũng không biết ở ban thờ có bức hình chụp cậu hay là không, cứ khấn là khấn vậy thôi. Lạ thật!.Xuống nhà, mợ bảo, “các em mới đưa bình tro cậu ra chùa rồi, không để ở nhà nữa. Con có thấy trên đó còn để hình cậu không?”. Tôi thẫn thờ: “Dạ…dạ có…hay sao ấy ạ…”. Hóa ra là thế! MQ thiêng thật, anh vẫn đi với tôi trên từng bước đường trở lại Nha Trang mà, mọi bước đường, tất cả.
Buổi trưa, cả nhà về đông đủ. Ăn, uống, đủ.
Rồi tôi đi đến chỗ bạn Huỳnh Hương. Hai vợ chồng bạn thật là tình cảm. Nhắc lại nhiều kỷ niệm xưa khi còn học cùng một lớp đại học với nhau, với cả chồng tôi nữa. Ngậm ngùi, bạn an ủi, số phận mà. Ừ, tôi biết, người ta không ai cưỡng được số phận. Tôi từ chối lời mời cơm của bạn, vì phải về với dì dượng Tám. Dì sốt ruột tìm tôi từ sáng đến giờ.
Về lại nhà dì dượng. Dì mua sẵn cá, rau tập tàng. Tôi nấu cơm, kho cá, nấu canh. Chẳng biết có phù hợp với dì không, chứ tôi thì thấy …ngon!
Tối, trời mưa. Dì bảo một cháu ở gần đưa tôi ra ga để về Sài Gòn.
Đêm không lạnh. Tôi nằm tầng ba sát điều hòa cũng không thấy lạnh. Nhận được điện thoại từ Hà Nội, anh Dũng đã mất. Tôi biết anh ấy ốm nặng và đến thăm nhiều lần kể cả trước khi đi Sài Gòn, nhưng không ngờ anh ấy đi nhanh thế! Vậy là xong một cuộc đời…Ai có thể tưởng tượng được một vài năm trước đây, anh ấy “hoành tráng” đến thế nào. Anh Dũng là lãnh đạo cao nhất của cơ quan tôi làm việc ngày đó. Anh ấy ra đi, còn con trai anh cũng lâm bệnh nặng chưa biết rồi sẽ ra sao. Đúng là “phúc bất trùng lai họa vô đơn chí”. Nghe điện xong, tim tôi đập loạn xạ, chắc chắn huyết áp đang tăng, mấy bữa nay đều phải uống thuốc hạ áp nữa là lúc này. Thấy buồn quá.
Lại điện thoại nữa. Dì Tám gọi. Dì khóc nức nở. Dì bảo:” dì thương con nhiều lắm, dì yếu quá rồi, dì chẳng làm được nhiều đồ ăn ngon cho con, các em thì mải bận đi làm cả, con đừng buồn nghen con…”. Trời đất! …”Dạ không có gì đâu ạ…dạ con ăn ngon lắm mà dì…Sang năm con lại về”. Tôi cay cay mắt. “Nhớ về nghen con…” - Giọng dì tôi nhỏ dần. Cả đêm hầu như tôi không ngủ, may mà không bị chóng mặt. Buồn, nhưng lòng thật thanh thản, thanh thản ngay từ sau khi rời khỏi nghĩa trang, nơi ba má đã nằm xuống ở đó…không phải chỉ thanh thản lúc này.
Người tình miễn cưỡng
Một lần vô Sài Gòn, tôi gặp Thân, một người quen cũ bên họ nhà chồng, từ thời tôi còn đi làm. Thân nhiều tuổi hơn tôi, nhưng là nam giới nên nghỉ hưu sau tôi. Tôi hay tin vợ anh đã mất, sau một cơn bệnh hiểm nghèo. Vì đã trải qua những mất mát, tôi cảm thông và an ủi động viên Thân thật nhiều. Thân đến thăm tôi. Tôi cũng đến nhà thắp hương cho vợ bạn. Rồi Thân đưa tôi đi địa đạo Củ Chi, thăm mộ người quá cố tại Nghĩa trang thành phố. Ở đâu Thân cũng không thể quên bóng hình vợ mình, một phụ nữ đẹp và thành đạt một thời. Tôi lắng nghe tâm tình của bạn, hồi ức về những năm tháng hạnh phúc không thể nào quên, cùng thời gian ngặt nghèo không may vợ lâm bệnh nặng và Thân đã hết lòng chăm sóc tận tình. Tôi cảm nhận được, chia sẻ với bạn chân tình, mong bạn giữ sức khỏe để tiếp tục nuôi dạy các con nên người; và khuyên bạn đừng buồn vì nghỉ hưu, bởi đó là qui luật.
Một hôm, Thân ngỏ ý đưa tôi đi biển Vũng Tầu. Không suy nghĩ quá lâu, tôi đồng ý. Chúng tôi hẹn gặp nhau tại Bến xe miền Đông, với hành lí gọn nhẹ, vì chỉ đi hôm trước, hôm sau về. Tôi cũng không hiểu, sao tôi lại đi với bạn dễ dàng, nhẹ nhàng đến thế. Có lẽ tôi đã bị chinh phục bởi ánh mắt tha thiết, thoáng chút băn khoăn thật khó tả của bạn, khi chờ tôi trả lời về việc đi biển. Tôi vẫn biết Thân là người đàn ông đứng đắn, một cán bộ chuyên môn mẫn cán, trước đây là vậy. Còn bây giờ, tôi hiểu hơn, Thân là người đàn ông hạnh phúc, nhưng đang bất hạnh sau sự ra đi của vợ hiền yêu quí. Và tôi thương bạn, cảm thông với bạn, thế thôi.
Tới Vũng Tầu, Thân đưa tôi đến một khách sạn và chỉ thuê một phòng. Không quá ngạc nhiên, tôi hơi xấu hổ. Biển thật đẹp và yên bình. Chúng tôi thay phiên nhau tắm mát (chỉ có một phòng vệ sinh thôi mà!) rồi ra ngoài dạo chơi trước khi đi ăn tối. Chúng tôi thuê một xích lô. Xưa nay, tôi rất không quen với kiểu đi này, vì tôi ái ngại người đạp xích lô vất vả, nhưng hôm ấy, tôi lại bằng lòng. Gió biển thổi mát rượi, chúng tôi ngồi bên nhau như một cặp tình nhân luống tuổi đang “cưa sừng làm nghé”! Nói vậy thôi, cũng không có gì quá đáng ngoài một cảm giác lâng lâng sung sướng trong tôi. Tôi khẽ hát cho bạn nghe mấy bài hát tôi tự sáng tác, về tình yêu của tôi với MQ, về những ngày xưa vợ chồng tôi ra biển hạnh phúc ngập tràn, rồi những đớn đau hụt hẫng khi MQ ra đi không còn nữa. Lúc ấy, tôi cảm thấy trên đời, bạn là người duy nhất sâu sắc cảm nhận được những điều tôi đang chia sẻ, mặc dù thực ra, tôi chẳng hiểu có phải vậy không, hay là tôi chỉ tưởng tượng hão huyền. Nói sao thì nói, những phút ngắn ngủi ấy để lại trong tôi những xúc cảm đặc biệt diệu kì, thật khó quên.
Tối, chúng tôi ngồi trên lầu hai của một nhà hàng, nhâm nhi mỗi người một con tôm biển kha khá, cùng ít đồ ăn khác. Tôi không để Thân trả tiền mọi thứ. Tôi đã thống nhất ngay từ đầu, chúng tôi là bạn, đi chơi với nhau, thì cứ chi phí mọi thứ rồi chia đôi cho tiện. Thân hãy coi như tôi làm nhiệm vụ công đoàn tổ chức đi nghỉ mát ấy! Thân hơi lúng túng nhưng rồi phải tán đồng, tôi thích sòng phẳng, biết làm sao được?
Ăn tối xong, chúng tôi đi bộ thêm một lúc lâu nữa cho tiêu cơm rồi về phòng nghỉ. Hiển nhiên là chúng tôi nằm bên nhau, chung một giường. Tôi cảm thấy là lạ, nhưng rồi thấy bình thường. Chúng tôi nói chuyện vu vơ, chứ không tâm tình. Bạn có những cử chỉ thân mật. Tôi bảo bạn, giống như với vài người bạn khác, hãy coi tôi là đàn ông cho tiện! Nhưng nói để mà nói, làm sao đàn ông nằm bên cạnh đàn bà mà lại “lặng yên” được chứ? Thân ngỏ ý để chúng tôi gần gũi nhau. Tôi từ chối. Tôi bảo lâu nay tôi quen sống một mình rồi, tôi có một tình yêu duy nhất đó là MQ, MQ đi xa nhưng tôi vẫn nghĩ là MQ luôn ở bên tôi. Hãy thông cảm cho tôi và đừng giận đừng buồn, rằng có buổi đi chơi hôm nay với nhau vậy là đủ rồi. Nghe tôi nói vậy, chắc Thân buồn, hay thất vọng, hay gì gì nữa thì không hiểu, chỉ biết rằng Thân quay đi sau khi nói với tôi: “Thôi thì tùy Thư, mình chẳng biết nói thế nào. Thư nhất quyết gìn giữ vì tình yêu với anh MQ thì Thư cứ gìn giữ. Còn mình, mình chỉ nghĩ đơn giản, Thư đã mất anh từ rất lâu rồi, mình thì mất vợ, chúng ta thông cảm với nhau, chúng ta là những người tự do không bị ràng buộc gì cả, có thân mật gần gũi nhau thì cũng là bình thường, có ảnh hưởng gì đến ai đâu, có vi phạm đạo đức gì đâu”. Bỗng chốc, tôi thấy buồn thật dễ sợ, mà chẳng hiểu thật rõ buồn như thế nào, buồn vì cái gì. Thề có quỉ thần hai vai chứng giám, lúc ấy tôi không có ham muốn gì cả dù chỉ một “vô cùng bé” theo nghĩa Toán học. Tôi chỉ thương bạn, mà không dám nói sợ bạn tự ái, nên tôi im lặng. Tuy nhiên, tôi cảm thấy, tôi cần chút níu kéo để giữ lại một quan hệ ít nhất là không làm phiền hà ai, như một số quan hệ trong đời, mà tôi luôn phải tránh né, dè chừng, để đừng dễ dãi mà nghe theo tiếng gọi của mấy ông muốn liều mạng bỏ vợ, để khỏi phải thuyết phục mấy ông chót li thân hãy trở về với vợ mình chứ đừng khuyên tôi “sống” cho thoải mái. Về phần mình, lúc nào tôi cũng cười trêu họ, hãy coi tôi là đàn ông đi nhé, thì mới chơi với nhau được! hãy trở về với vợ bạn đi, chứ tôi bảo này, nếu phải duyên số mà sống thật với tôi thì sẽ chán ngắt ngay ấy mà. Còn chuyện dan díu như vợ chồng thì tôi xin lỗi trước, tôi không thể.
Hai thằng vẫn quay đi hai phía. Tôi biết sẽ không thể ngủ được, chỉ còn cách chờ trời sáng. Nhưng rồi, Thân không “lạnh lùng” được lâu. Và cuối cùng thì tôi liều chiều bạn và đành nói nhỏ, yêu cầu bạn phải dùng OK. Thì ra bạn cũng đã chuẩn bị sẵn rồi. Tôi chịu đựng chứ không thú vị gì, và chắc bạn cũng cảm nhận được điều đó. Tôi chỉ nghĩ thầm, nếu bằng cách nào linh thiêng MQ trở về, hãy đừng chứng kiến gì hết, hãy hiểu cho tôi.
Rồi hôm sau, tôi chẳng nhớ ra biển thế nào, chỉ nhớ về chuyến đi xe khách trở lại Sài Gòn, tôi không say như lần đi nhưng rất khó chịu. Tôi và bạn xa nhau, trở về với đời thường của mỗi đứa. Thi thoảng chúng tôi chat với nhau qua mạng. Chúng tôi chuyện trò trao đổi vui vẻ là chính, không mấy khi tâm sự gì mùi mẫn, ngoại trừ có một lần Thân hỏi tôi, tôi có còn ham muốn không. Tôi trả lời, rằng lúc khác tôi sẽ trả lời, cũng là một cách cầm cự. Thực ra tôi chẳng biết trả lời thế nào trên những dòng chat. Thân hẹn tôi sẽ có dịp ra Hà Nội, và mong đi du lịch với tôi.
Cho tới một ngày, Thân ra Hà Nội thật và rủ tôi đi Hạ Long Cát Bà. Khác hẳn với bao nhiêu lần tôi đi khi còn làm việc, lần này quả có thú vị hơn. Bọn tôi đi với khách ngoại quốc là nhiều. Họ đến từ Anh, Ailen, Pháp, Ấn, Philipine, Thái lan, Nga, Thụy sỹ…Mỗi cậu cả trai cả gái đeo một ba lô to và dài trên lưng, bước đi thật gọn gàng, nhanh nhẹn. Họ cười tươi kể cả lúc khó khăn mệt nhọc nhất. Tôi có cao dán của con gái cho, nên đỡ say nhưng cũng không hoàn toàn dễ chịu. Dọc đường tôi phải ăn liên miên cho đỡ mệt. Xe đi từ 8 giờ sáng tại Phan chu Trinh, 12 giờ tới Hạ Long. Lên tàu rồi ăn trưa tại tàu. Món ăn gồm có nem rán, khoai tây rán, mực sào hành tây, thịt gà luộc, tôm tẩm bột rán, canh súp lơ, rau muống sào. Tôi mang ít bia và sữa hộp. Du lịch phát mỗi người hai chai nước khoáng. Tôi ngồi cùng bàn với Thân, một cô gái Anh, một cậu Ailen, và một cô bé người Việt làm tại một khách sạn Hà Nội. Tôi nói chuyện nhiều. Cô bé Việt ngạc nhiên tôi già rồi mà nói được tiếng Anh (hóa ra người già chỉ nói được tiếng Nga và tiếng Trung sao?) Hai cậu nước ngoài đi du lịch những một năm cơ, dự định đi 24 nước. Nhìn họ mà thấy muốn trở lại thời trẻ trung qua rồi.
Du lịch dẫn bọn tôi đi thăm động Thiên cung và hang Đầu gỗ. Hạ long thật đẹp và mát dịu. Bây giờ tôi mới biết nó rộng 1500 km2 và độ sâu trung bình là 200m, bao gồm gần 2000 đảo trong đó khoảng 1000 đảo được đặt tên. Động Thiên cung rộng cao và đẹp, ánh sáng trang trí không đến nỗi nào. Động được tìm ra năm 1993 và khai thác du lịch từ năm 1994. Có bốn trụ chống trời, có các hình: Đức Phật bà, Tứ linh Long Ly Qui Phượng, Người đàn ông ngắm trộm các nàng tiên xuống tắm ở bãi tiên, Bầu vú mẹ mà khi qua đó, phụ nữ thường xoa để cầu phúc. Hang đầu gỗ thoạt nhìn bên ngoài không thấy đẹp, tuy nhiên đi xuống và vòng quanh phía sau thì thấy tuyệt vời hơn rất nhiều. Suýt nữa tôi lười bỏ qua thì nhận thức bị lệch lạc ngay, cũng còn may quá!
Thân và tôi đi thuyền con cùng mấy khách tây ra ngắm hang động gần đó, đi ven làng chài thấy một ngôi nhà nổi treo biển SACOMBANK. Ghê thật ngân hàng STB tới cả nơi này phục vụ bà con. Trở lại tàu chính, bọn tôi đi Cát Bà. Tôi dán cao nên không say. Nước trong xanh biển cả mênh mông, đảo lớn nhỏ chập chùng và gió thổi mát rượi mang đến cho tôi một cảm giác thư giãn thật thú vị. Tôi nhấm nháp mấy quả nho khô. Thân chụp ảnh liên tục vì đây là lần đầu tiên bạn đi Hạ Long Cát Bà. Tôi mua mấy tập ảnh để làm kỷ niệm ghi phong cảnh hữu tình tại nơi này. Và xem các tập ảnh (không mua hết) tôi mới biết còn nhiều nơi mình chưa đi. Nhưng chẳng biết bao giờ sẽ quay lại và bao giờ có thể đi hết các điểm đặc biệt đó nữa. Tôi cảm thấy hơi buồn, một cái buồn vu vơ không cắt nghĩa được rõ ràng. Bỗng nhiên, phải, bỗng nhiên chừng 15 phút sau đó, tôi mới ngờ ngợ nhận ra, ai đang trách mình sao nỡ quên đi ngày xưa, khi mà mọi người còn ít có thói quen du lịch vùng biển, thì một anh chàng bộ đội đã lếch thếch dẫn vợ con đi Hạ Long Bãi Cháy, ngủ tận nhà khách trên đồi cao xa tít. Hàng ngày "bè lũ bốn tên" của nhà này đi bộ có dễ bốn km cả đi lẫn về để tắm biển, và tắm về được ăn cơm nóng với món thịt lợn rang mắm đường cháy cạnh mà mắt cứ sáng lên như sao sa. Chúng còn chụp hình đen trắng nữa rõ là sex và cấm cho ai xem bao giờ. Ôi thôi lại vào mê cung này thì sao ra được, chồng yêu ơi…cho em về lại hiện tại chút nhé, đừng giận em!
Đến Cát Bà trời đã về chiều. Bọn tôi ăn tối trên sân tầng chín của khách sạn Hoàng tử. Từ đó vừa ăn vừa ngắm biển vừa ngắm những con tầu neo đậu xa xa. Hôm nào cũng vậy, ngoại trừ một bữa ăn tự chọn vào trong nhà lấy đồ ăn tự mang ra sân, còn thì người ta phục vụ sẵn. Mỗi bữa có bốn món, chẳng hạn mực tươi sào hành tây, cá sốt, dưa chuột và canh rau thịt nạc; hoặc thịt bò sào mềm, tôm hấp, rau muống sào và canh chua. Nam thì uống một lon bia, nữ thường uống nước ngọt. Đồ uống phải tự trả tiền nhưng bọn tôi mang sẵn đi rồi. Các em phục vụ khách sạn thì tươi cười niềm nở mỗi tội nói tiếng Anh buồn cười lắm. Tôi không thể quên được khi lên xe để đi rừng quốc gia, một cô bé bán rong mời khách mua bia với nguyên văn lời chào như sau:” Mua đi! Ở Cát Bà thì choen ti (twenty) còn ở đây chỉ then (ten)”. Vậy mà họ cũng hiểu. Họ chỉ lắc đầu. Bởi họ tự mang theo đồ uống.
Từ khách sạn ở Cát Bà phải đi 7 km ra chỗ đậu xe rồi đi tiếp chừng 20 km nữa mới đến rừng quốc gia. Dẫn đường là một cậu hướng dẫn viên người địa phương và phụ giúp là một cô học việc. Họ trèo núi thoăn thoắt không mệt mỏi mặc dù ngày nào họ cũng phải đi lại nhiều chuyến. Chưa bao giờ tôi leo núi mệt như lúc này. Núi cao, rừng nguyên sinh tôi chả lạ gì, nhưng tôi không còn sức để thư thả cảm nhận cái đẹp của nó nữa. Tôi thở dốc, có những lúc cảm thấy ngột thở vì thiếu oxy. Chợt nghĩ đến huyết áp và tim, cảm thấy lo lo. Tim đập loạn xạ hối hả. Rất may thi thoảng đoàn nghỉ lại một lát. Tôi thèm có sức khỏe và từng trải như khách Tây. Họ đi lại leo trèo thoải mái và nói chuyện liên hồi. Không phải chỉ bọn trẻ, các ông bà già hơn tuổi tôi mà không mệt như tôi, mặc dù tôi thuộc loại rèn luyện đi núi nhiều rồi. Có hai con đường, một là đi thẳng lên đỉnh cao nhất, hai là rẽ ngang rồi đi xuống. Tôi chọn con đường sau còn Thân thì gắng đi con đường trước cùng với ba bạn trẻ. Kể ra cũng thích mạo hiểm nhưng không chủ quan với sức khỏe được, tôi ước mình trẻ lại vài ba chục tuổi. Trong khi nghỉ tạm ở lưng chừng núi, tôi phải “nhảy” liên hồi để khỏi bị muỗi đốt, nhảy chay vậy có nhạc gì đâu. Trên đường trở ra, gặp một đàn dê trắng, đẹp và dễ thương quá, chẳng mang máy ảnh mà chụp, đợi Thân thì muộn mất rồi. Trưa trở lại khách sạn ăn uống nghỉ ngơi rồi chiều ra tắm biển. Gió lớn quá, tôi không dám tắm lâu. Tôi bơi cạn cùng với một bà già người Hà Lan. Thân mệt và mải chụp ảnh, chỉ ngồi trông giữ quần áo cho tôi.
Tối, bọn tôi dạo phố. Tôi tìm mua vài chuỗi hạt rẻ tiền cho con nít. Đôi giày rởm cao gót của tôi tự nhiên bị rụng một đế trong lúc đang đi, thế là hóa thành người thọt. Thật là ngượng nhưng cũng vui vui. Thân khuyên tôi đi đất luôn, nhưng tôi lại nghịch không chịu cứ chân thấp chân cao về khách sạn.
Đêm về. Lại một đêm bất thường, bên “người tình miễn cưỡng” như hôm nào ở Vũng Tầu. Thân tắm rửa xong mải mê xem bóng đá, tôi thì đọc quyển truyện ngắn. Hai đứa hai giường, thế cũng tiện. Chúng tôi không có ý định gì tâm sự với nhau cả. Đến khuya rồi tôi ngủ thì Thân lại sang nằm bên tôi. Tôi ngài ngại giống như lần trước, và quả nhiên, làm sao khác được? Tôi vẫn thương Thân nhưng hình như tình thương phai nhạt bớt rồi. Tôi chiều Thân với chiếc OK xa cách, nhưng tôi không thể chịu được một cảm giác đau đớn đến kinh hoàng. Tôi chẳng biết làm thế nào, đành gắng nghĩ đó là MQ đang về với tôi, chứ không phải người đàn ông nào khác, thật may quá, tôi đỡ hẳn, tôi thầm cảm ơn MQ, rõ là MQ vẫn ở bên tôi mà. Tất nhiên, vậy là tôi không phải với bạn, biết làm thế nào được. Nhưng tôi hiểu, với Thân, tôi cũng chẳng có gì quan trọng, điều này ngày xưa tôi không dễ chấp nhận, nhưng nay thì có thể hiểu và thông cảm với các đấng mày râu! Tôi bỗng thấy như mình tỉnh cơn mê, và sáng suốt trở lại.
Sớm hôm sau, tôi một mình ra chợ mua chả mực nướng sẵn, đặc sản ở đây. Mấy lần trước ra Cát Bà tôi đã biết chả ngon thế nào rồi. “Chỉ có một mình em bán là chả ngon thật thôi, còn lại không ngon đâu bác, đừng có sợ đắt…” người phụ nữ trắng trẻo hơi đậm thoăn thoắt cân, đóng gói giải thích với tôi.
Ăn sáng xong, ra xe lên tầu trở lại Hạ Long bằng đường biển. Các bạn Tây lại khệ nệ và nhanh nhẹn với những chiếc ba lô du lịch thật dài. Bọn tôi thì nhẹ nhàng vì bia và nước ngọt đã hết thay bằng vài cân chả mực, không phải đeo ba lô gì cho nặng.
Tạm biệt Cát Bà, không biết bao giờ trở lại, một năm, hai hay lâu hơn? Tuổi thọ sẽ là …120 cơ đấy, cố mà sống khỏe chết nhanh nhé, mà đi du lịch gấp nhé. Tôi tự bảo mình như vậy. Nhưng từ sau lần đi Hạ Long này, tôi hiểu rõ, tôi và Thân, tốt nhất nên dừng lại. Thân là người đàn ông tốt, tôi là người đàn bà không tồi. Chúng tôi đã lớn tuổi, đều độc thân. Chúng tôi có thể cảm thông với nhau, chia sẻ được với nhau về những mất mát của riêng mỗi người. Nhưng sự rung động miễn cưỡng, bị phụ thuộc vào lí trí của tình thương, không cho phép tôi tiếp tục quan hệ theo kiểu đó. Tôi khích lệ và thực lòng mong muốn Thân tìm được một người phụ nữ khác trẻ, đẹp, phù hợp hơn với Thân về lâu dài, để Thân đỡ khổ, nhưng chưa có lúc nào chia sẻ cho thật rõ, thật tận tình, chỉ ít câu bâng quơ qua chat. Sau này, những lần vô Sài Gòn dù ở lâu hay mau, tôi không gặp bạn nữa. Tôi giữ lại trong lòng mình những cảm xúc vẩn vơ, vẩn vơ như chính mối tình đột nhiên của tôi vậy, mà không ai khác tạo nên, lại Thượng đế, lại số mệnh, hay là tự chính linh hồn của MQ, tôi không hiểu.
Biển Hạ Long xanh trong
Cát Bà cồn cào nỗi nhớ
Mình muốn đi hay ở
Một lần vô Sài Gòn, tôi gặp Thân, một người quen cũ bên họ nhà chồng, từ thời tôi còn đi làm. Thân nhiều tuổi hơn tôi, nhưng là nam giới nên nghỉ hưu sau tôi. Tôi hay tin vợ anh đã mất, sau một cơn bệnh hiểm nghèo. Vì đã trải qua những mất mát, tôi cảm thông và an ủi động viên Thân thật nhiều. Thân đến thăm tôi. Tôi cũng đến nhà thắp hương cho vợ bạn. Rồi Thân đưa tôi đi địa đạo Củ Chi, thăm mộ người quá cố tại Nghĩa trang thành phố. Ở đâu Thân cũng không thể quên bóng hình vợ mình, một phụ nữ đẹp và thành đạt một thời. Tôi lắng nghe tâm tình của bạn, hồi ức về những năm tháng hạnh phúc không thể nào quên, cùng thời gian ngặt nghèo không may vợ lâm bệnh nặng và Thân đã hết lòng chăm sóc tận tình. Tôi cảm nhận được, chia sẻ với bạn chân tình, mong bạn giữ sức khỏe để tiếp tục nuôi dạy các con nên người; và khuyên bạn đừng buồn vì nghỉ hưu, bởi đó là qui luật.
Một hôm, Thân ngỏ ý đưa tôi đi biển Vũng Tầu. Không suy nghĩ quá lâu, tôi đồng ý. Chúng tôi hẹn gặp nhau tại Bến xe miền Đông, với hành lí gọn nhẹ, vì chỉ đi hôm trước, hôm sau về. Tôi cũng không hiểu, sao tôi lại đi với bạn dễ dàng, nhẹ nhàng đến thế. Có lẽ tôi đã bị chinh phục bởi ánh mắt tha thiết, thoáng chút băn khoăn thật khó tả của bạn, khi chờ tôi trả lời về việc đi biển. Tôi vẫn biết Thân là người đàn ông đứng đắn, một cán bộ chuyên môn mẫn cán, trước đây là vậy. Còn bây giờ, tôi hiểu hơn, Thân là người đàn ông hạnh phúc, nhưng đang bất hạnh sau sự ra đi của vợ hiền yêu quí. Và tôi thương bạn, cảm thông với bạn, thế thôi.
Tới Vũng Tầu, Thân đưa tôi đến một khách sạn và chỉ thuê một phòng. Không quá ngạc nhiên, tôi hơi xấu hổ. Biển thật đẹp và yên bình. Chúng tôi thay phiên nhau tắm mát (chỉ có một phòng vệ sinh thôi mà!) rồi ra ngoài dạo chơi trước khi đi ăn tối. Chúng tôi thuê một xích lô. Xưa nay, tôi rất không quen với kiểu đi này, vì tôi ái ngại người đạp xích lô vất vả, nhưng hôm ấy, tôi lại bằng lòng. Gió biển thổi mát rượi, chúng tôi ngồi bên nhau như một cặp tình nhân luống tuổi đang “cưa sừng làm nghé”! Nói vậy thôi, cũng không có gì quá đáng ngoài một cảm giác lâng lâng sung sướng trong tôi. Tôi khẽ hát cho bạn nghe mấy bài hát tôi tự sáng tác, về tình yêu của tôi với MQ, về những ngày xưa vợ chồng tôi ra biển hạnh phúc ngập tràn, rồi những đớn đau hụt hẫng khi MQ ra đi không còn nữa. Lúc ấy, tôi cảm thấy trên đời, bạn là người duy nhất sâu sắc cảm nhận được những điều tôi đang chia sẻ, mặc dù thực ra, tôi chẳng hiểu có phải vậy không, hay là tôi chỉ tưởng tượng hão huyền. Nói sao thì nói, những phút ngắn ngủi ấy để lại trong tôi những xúc cảm đặc biệt diệu kì, thật khó quên.
Tối, chúng tôi ngồi trên lầu hai của một nhà hàng, nhâm nhi mỗi người một con tôm biển kha khá, cùng ít đồ ăn khác. Tôi không để Thân trả tiền mọi thứ. Tôi đã thống nhất ngay từ đầu, chúng tôi là bạn, đi chơi với nhau, thì cứ chi phí mọi thứ rồi chia đôi cho tiện. Thân hãy coi như tôi làm nhiệm vụ công đoàn tổ chức đi nghỉ mát ấy! Thân hơi lúng túng nhưng rồi phải tán đồng, tôi thích sòng phẳng, biết làm sao được?
Ăn tối xong, chúng tôi đi bộ thêm một lúc lâu nữa cho tiêu cơm rồi về phòng nghỉ. Hiển nhiên là chúng tôi nằm bên nhau, chung một giường. Tôi cảm thấy là lạ, nhưng rồi thấy bình thường. Chúng tôi nói chuyện vu vơ, chứ không tâm tình. Bạn có những cử chỉ thân mật. Tôi bảo bạn, giống như với vài người bạn khác, hãy coi tôi là đàn ông cho tiện! Nhưng nói để mà nói, làm sao đàn ông nằm bên cạnh đàn bà mà lại “lặng yên” được chứ? Thân ngỏ ý để chúng tôi gần gũi nhau. Tôi từ chối. Tôi bảo lâu nay tôi quen sống một mình rồi, tôi có một tình yêu duy nhất đó là MQ, MQ đi xa nhưng tôi vẫn nghĩ là MQ luôn ở bên tôi. Hãy thông cảm cho tôi và đừng giận đừng buồn, rằng có buổi đi chơi hôm nay với nhau vậy là đủ rồi. Nghe tôi nói vậy, chắc Thân buồn, hay thất vọng, hay gì gì nữa thì không hiểu, chỉ biết rằng Thân quay đi sau khi nói với tôi: “Thôi thì tùy Thư, mình chẳng biết nói thế nào. Thư nhất quyết gìn giữ vì tình yêu với anh MQ thì Thư cứ gìn giữ. Còn mình, mình chỉ nghĩ đơn giản, Thư đã mất anh từ rất lâu rồi, mình thì mất vợ, chúng ta thông cảm với nhau, chúng ta là những người tự do không bị ràng buộc gì cả, có thân mật gần gũi nhau thì cũng là bình thường, có ảnh hưởng gì đến ai đâu, có vi phạm đạo đức gì đâu”. Bỗng chốc, tôi thấy buồn thật dễ sợ, mà chẳng hiểu thật rõ buồn như thế nào, buồn vì cái gì. Thề có quỉ thần hai vai chứng giám, lúc ấy tôi không có ham muốn gì cả dù chỉ một “vô cùng bé” theo nghĩa Toán học. Tôi chỉ thương bạn, mà không dám nói sợ bạn tự ái, nên tôi im lặng. Tuy nhiên, tôi cảm thấy, tôi cần chút níu kéo để giữ lại một quan hệ ít nhất là không làm phiền hà ai, như một số quan hệ trong đời, mà tôi luôn phải tránh né, dè chừng, để đừng dễ dãi mà nghe theo tiếng gọi của mấy ông muốn liều mạng bỏ vợ, để khỏi phải thuyết phục mấy ông chót li thân hãy trở về với vợ mình chứ đừng khuyên tôi “sống” cho thoải mái. Về phần mình, lúc nào tôi cũng cười trêu họ, hãy coi tôi là đàn ông đi nhé, thì mới chơi với nhau được! hãy trở về với vợ bạn đi, chứ tôi bảo này, nếu phải duyên số mà sống thật với tôi thì sẽ chán ngắt ngay ấy mà. Còn chuyện dan díu như vợ chồng thì tôi xin lỗi trước, tôi không thể.
Hai thằng vẫn quay đi hai phía. Tôi biết sẽ không thể ngủ được, chỉ còn cách chờ trời sáng. Nhưng rồi, Thân không “lạnh lùng” được lâu. Và cuối cùng thì tôi liều chiều bạn và đành nói nhỏ, yêu cầu bạn phải dùng OK. Thì ra bạn cũng đã chuẩn bị sẵn rồi. Tôi chịu đựng chứ không thú vị gì, và chắc bạn cũng cảm nhận được điều đó. Tôi chỉ nghĩ thầm, nếu bằng cách nào linh thiêng MQ trở về, hãy đừng chứng kiến gì hết, hãy hiểu cho tôi.
Rồi hôm sau, tôi chẳng nhớ ra biển thế nào, chỉ nhớ về chuyến đi xe khách trở lại Sài Gòn, tôi không say như lần đi nhưng rất khó chịu. Tôi và bạn xa nhau, trở về với đời thường của mỗi đứa. Thi thoảng chúng tôi chat với nhau qua mạng. Chúng tôi chuyện trò trao đổi vui vẻ là chính, không mấy khi tâm sự gì mùi mẫn, ngoại trừ có một lần Thân hỏi tôi, tôi có còn ham muốn không. Tôi trả lời, rằng lúc khác tôi sẽ trả lời, cũng là một cách cầm cự. Thực ra tôi chẳng biết trả lời thế nào trên những dòng chat. Thân hẹn tôi sẽ có dịp ra Hà Nội, và mong đi du lịch với tôi.
Cho tới một ngày, Thân ra Hà Nội thật và rủ tôi đi Hạ Long Cát Bà. Khác hẳn với bao nhiêu lần tôi đi khi còn làm việc, lần này quả có thú vị hơn. Bọn tôi đi với khách ngoại quốc là nhiều. Họ đến từ Anh, Ailen, Pháp, Ấn, Philipine, Thái lan, Nga, Thụy sỹ…Mỗi cậu cả trai cả gái đeo một ba lô to và dài trên lưng, bước đi thật gọn gàng, nhanh nhẹn. Họ cười tươi kể cả lúc khó khăn mệt nhọc nhất. Tôi có cao dán của con gái cho, nên đỡ say nhưng cũng không hoàn toàn dễ chịu. Dọc đường tôi phải ăn liên miên cho đỡ mệt. Xe đi từ 8 giờ sáng tại Phan chu Trinh, 12 giờ tới Hạ Long. Lên tàu rồi ăn trưa tại tàu. Món ăn gồm có nem rán, khoai tây rán, mực sào hành tây, thịt gà luộc, tôm tẩm bột rán, canh súp lơ, rau muống sào. Tôi mang ít bia và sữa hộp. Du lịch phát mỗi người hai chai nước khoáng. Tôi ngồi cùng bàn với Thân, một cô gái Anh, một cậu Ailen, và một cô bé người Việt làm tại một khách sạn Hà Nội. Tôi nói chuyện nhiều. Cô bé Việt ngạc nhiên tôi già rồi mà nói được tiếng Anh (hóa ra người già chỉ nói được tiếng Nga và tiếng Trung sao?) Hai cậu nước ngoài đi du lịch những một năm cơ, dự định đi 24 nước. Nhìn họ mà thấy muốn trở lại thời trẻ trung qua rồi.
Du lịch dẫn bọn tôi đi thăm động Thiên cung và hang Đầu gỗ. Hạ long thật đẹp và mát dịu. Bây giờ tôi mới biết nó rộng 1500 km2 và độ sâu trung bình là 200m, bao gồm gần 2000 đảo trong đó khoảng 1000 đảo được đặt tên. Động Thiên cung rộng cao và đẹp, ánh sáng trang trí không đến nỗi nào. Động được tìm ra năm 1993 và khai thác du lịch từ năm 1994. Có bốn trụ chống trời, có các hình: Đức Phật bà, Tứ linh Long Ly Qui Phượng, Người đàn ông ngắm trộm các nàng tiên xuống tắm ở bãi tiên, Bầu vú mẹ mà khi qua đó, phụ nữ thường xoa để cầu phúc. Hang đầu gỗ thoạt nhìn bên ngoài không thấy đẹp, tuy nhiên đi xuống và vòng quanh phía sau thì thấy tuyệt vời hơn rất nhiều. Suýt nữa tôi lười bỏ qua thì nhận thức bị lệch lạc ngay, cũng còn may quá!
Thân và tôi đi thuyền con cùng mấy khách tây ra ngắm hang động gần đó, đi ven làng chài thấy một ngôi nhà nổi treo biển SACOMBANK. Ghê thật ngân hàng STB tới cả nơi này phục vụ bà con. Trở lại tàu chính, bọn tôi đi Cát Bà. Tôi dán cao nên không say. Nước trong xanh biển cả mênh mông, đảo lớn nhỏ chập chùng và gió thổi mát rượi mang đến cho tôi một cảm giác thư giãn thật thú vị. Tôi nhấm nháp mấy quả nho khô. Thân chụp ảnh liên tục vì đây là lần đầu tiên bạn đi Hạ Long Cát Bà. Tôi mua mấy tập ảnh để làm kỷ niệm ghi phong cảnh hữu tình tại nơi này. Và xem các tập ảnh (không mua hết) tôi mới biết còn nhiều nơi mình chưa đi. Nhưng chẳng biết bao giờ sẽ quay lại và bao giờ có thể đi hết các điểm đặc biệt đó nữa. Tôi cảm thấy hơi buồn, một cái buồn vu vơ không cắt nghĩa được rõ ràng. Bỗng nhiên, phải, bỗng nhiên chừng 15 phút sau đó, tôi mới ngờ ngợ nhận ra, ai đang trách mình sao nỡ quên đi ngày xưa, khi mà mọi người còn ít có thói quen du lịch vùng biển, thì một anh chàng bộ đội đã lếch thếch dẫn vợ con đi Hạ Long Bãi Cháy, ngủ tận nhà khách trên đồi cao xa tít. Hàng ngày "bè lũ bốn tên" của nhà này đi bộ có dễ bốn km cả đi lẫn về để tắm biển, và tắm về được ăn cơm nóng với món thịt lợn rang mắm đường cháy cạnh mà mắt cứ sáng lên như sao sa. Chúng còn chụp hình đen trắng nữa rõ là sex và cấm cho ai xem bao giờ. Ôi thôi lại vào mê cung này thì sao ra được, chồng yêu ơi…cho em về lại hiện tại chút nhé, đừng giận em!
Đến Cát Bà trời đã về chiều. Bọn tôi ăn tối trên sân tầng chín của khách sạn Hoàng tử. Từ đó vừa ăn vừa ngắm biển vừa ngắm những con tầu neo đậu xa xa. Hôm nào cũng vậy, ngoại trừ một bữa ăn tự chọn vào trong nhà lấy đồ ăn tự mang ra sân, còn thì người ta phục vụ sẵn. Mỗi bữa có bốn món, chẳng hạn mực tươi sào hành tây, cá sốt, dưa chuột và canh rau thịt nạc; hoặc thịt bò sào mềm, tôm hấp, rau muống sào và canh chua. Nam thì uống một lon bia, nữ thường uống nước ngọt. Đồ uống phải tự trả tiền nhưng bọn tôi mang sẵn đi rồi. Các em phục vụ khách sạn thì tươi cười niềm nở mỗi tội nói tiếng Anh buồn cười lắm. Tôi không thể quên được khi lên xe để đi rừng quốc gia, một cô bé bán rong mời khách mua bia với nguyên văn lời chào như sau:” Mua đi! Ở Cát Bà thì choen ti (twenty) còn ở đây chỉ then (ten)”. Vậy mà họ cũng hiểu. Họ chỉ lắc đầu. Bởi họ tự mang theo đồ uống.
Từ khách sạn ở Cát Bà phải đi 7 km ra chỗ đậu xe rồi đi tiếp chừng 20 km nữa mới đến rừng quốc gia. Dẫn đường là một cậu hướng dẫn viên người địa phương và phụ giúp là một cô học việc. Họ trèo núi thoăn thoắt không mệt mỏi mặc dù ngày nào họ cũng phải đi lại nhiều chuyến. Chưa bao giờ tôi leo núi mệt như lúc này. Núi cao, rừng nguyên sinh tôi chả lạ gì, nhưng tôi không còn sức để thư thả cảm nhận cái đẹp của nó nữa. Tôi thở dốc, có những lúc cảm thấy ngột thở vì thiếu oxy. Chợt nghĩ đến huyết áp và tim, cảm thấy lo lo. Tim đập loạn xạ hối hả. Rất may thi thoảng đoàn nghỉ lại một lát. Tôi thèm có sức khỏe và từng trải như khách Tây. Họ đi lại leo trèo thoải mái và nói chuyện liên hồi. Không phải chỉ bọn trẻ, các ông bà già hơn tuổi tôi mà không mệt như tôi, mặc dù tôi thuộc loại rèn luyện đi núi nhiều rồi. Có hai con đường, một là đi thẳng lên đỉnh cao nhất, hai là rẽ ngang rồi đi xuống. Tôi chọn con đường sau còn Thân thì gắng đi con đường trước cùng với ba bạn trẻ. Kể ra cũng thích mạo hiểm nhưng không chủ quan với sức khỏe được, tôi ước mình trẻ lại vài ba chục tuổi. Trong khi nghỉ tạm ở lưng chừng núi, tôi phải “nhảy” liên hồi để khỏi bị muỗi đốt, nhảy chay vậy có nhạc gì đâu. Trên đường trở ra, gặp một đàn dê trắng, đẹp và dễ thương quá, chẳng mang máy ảnh mà chụp, đợi Thân thì muộn mất rồi. Trưa trở lại khách sạn ăn uống nghỉ ngơi rồi chiều ra tắm biển. Gió lớn quá, tôi không dám tắm lâu. Tôi bơi cạn cùng với một bà già người Hà Lan. Thân mệt và mải chụp ảnh, chỉ ngồi trông giữ quần áo cho tôi.
Tối, bọn tôi dạo phố. Tôi tìm mua vài chuỗi hạt rẻ tiền cho con nít. Đôi giày rởm cao gót của tôi tự nhiên bị rụng một đế trong lúc đang đi, thế là hóa thành người thọt. Thật là ngượng nhưng cũng vui vui. Thân khuyên tôi đi đất luôn, nhưng tôi lại nghịch không chịu cứ chân thấp chân cao về khách sạn.
Đêm về. Lại một đêm bất thường, bên “người tình miễn cưỡng” như hôm nào ở Vũng Tầu. Thân tắm rửa xong mải mê xem bóng đá, tôi thì đọc quyển truyện ngắn. Hai đứa hai giường, thế cũng tiện. Chúng tôi không có ý định gì tâm sự với nhau cả. Đến khuya rồi tôi ngủ thì Thân lại sang nằm bên tôi. Tôi ngài ngại giống như lần trước, và quả nhiên, làm sao khác được? Tôi vẫn thương Thân nhưng hình như tình thương phai nhạt bớt rồi. Tôi chiều Thân với chiếc OK xa cách, nhưng tôi không thể chịu được một cảm giác đau đớn đến kinh hoàng. Tôi chẳng biết làm thế nào, đành gắng nghĩ đó là MQ đang về với tôi, chứ không phải người đàn ông nào khác, thật may quá, tôi đỡ hẳn, tôi thầm cảm ơn MQ, rõ là MQ vẫn ở bên tôi mà. Tất nhiên, vậy là tôi không phải với bạn, biết làm thế nào được. Nhưng tôi hiểu, với Thân, tôi cũng chẳng có gì quan trọng, điều này ngày xưa tôi không dễ chấp nhận, nhưng nay thì có thể hiểu và thông cảm với các đấng mày râu! Tôi bỗng thấy như mình tỉnh cơn mê, và sáng suốt trở lại.
Sớm hôm sau, tôi một mình ra chợ mua chả mực nướng sẵn, đặc sản ở đây. Mấy lần trước ra Cát Bà tôi đã biết chả ngon thế nào rồi. “Chỉ có một mình em bán là chả ngon thật thôi, còn lại không ngon đâu bác, đừng có sợ đắt…” người phụ nữ trắng trẻo hơi đậm thoăn thoắt cân, đóng gói giải thích với tôi.
Ăn sáng xong, ra xe lên tầu trở lại Hạ Long bằng đường biển. Các bạn Tây lại khệ nệ và nhanh nhẹn với những chiếc ba lô du lịch thật dài. Bọn tôi thì nhẹ nhàng vì bia và nước ngọt đã hết thay bằng vài cân chả mực, không phải đeo ba lô gì cho nặng.
Tạm biệt Cát Bà, không biết bao giờ trở lại, một năm, hai hay lâu hơn? Tuổi thọ sẽ là …120 cơ đấy, cố mà sống khỏe chết nhanh nhé, mà đi du lịch gấp nhé. Tôi tự bảo mình như vậy. Nhưng từ sau lần đi Hạ Long này, tôi hiểu rõ, tôi và Thân, tốt nhất nên dừng lại. Thân là người đàn ông tốt, tôi là người đàn bà không tồi. Chúng tôi đã lớn tuổi, đều độc thân. Chúng tôi có thể cảm thông với nhau, chia sẻ được với nhau về những mất mát của riêng mỗi người. Nhưng sự rung động miễn cưỡng, bị phụ thuộc vào lí trí của tình thương, không cho phép tôi tiếp tục quan hệ theo kiểu đó. Tôi khích lệ và thực lòng mong muốn Thân tìm được một người phụ nữ khác trẻ, đẹp, phù hợp hơn với Thân về lâu dài, để Thân đỡ khổ, nhưng chưa có lúc nào chia sẻ cho thật rõ, thật tận tình, chỉ ít câu bâng quơ qua chat. Sau này, những lần vô Sài Gòn dù ở lâu hay mau, tôi không gặp bạn nữa. Tôi giữ lại trong lòng mình những cảm xúc vẩn vơ, vẩn vơ như chính mối tình đột nhiên của tôi vậy, mà không ai khác tạo nên, lại Thượng đế, lại số mệnh, hay là tự chính linh hồn của MQ, tôi không hiểu.
Biển Hạ Long xanh trong
Cát Bà cồn cào nỗi nhớ
Mình muốn đi hay ở
Nơi nào chờ ta???
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét