VẬN HẠN
Gian nan Út vào đại học
Thấm thoắt rồi bé Hương con gái rượu bia của bố MQ cũng lại thi và đậu vào chuyên Hóa của trường Hà Nội Amsterdam để học phổ thông trung học. Khi còn ở nhà tập thể, Hương đi học ngay gần nhà. Nhà bên này đường thì trường bên kia đường. Nhưng tới khi tôi xây xong nhà ở Cổ Nhuế, thì Hương phải đi học xa rồi. Lại lẽo đẽo xe đạp, chỉ khác là lần này, cô nàng được mẹ mua cho một chiếc xe đạp Nhật xịn, mua từ Hải phòng mang về Hà Nội rất cầu kì. Học cấp 3, rồi chuẩn bị cho thi đại học, cũng phải học thêm nhiều. Hồi đầu, tôi sợ Hương yếu sức khỏe, sức học không thật tốt như chị Hoa, nên thuê gia sư về kèm cặp tại nhà. Nhưng thực tế thì Hương tự thấy không hiệu quả, nên chỉ tự học, hoặc học đại trà cùng các bạn, không học gia sư nữa. Thế là con bé cứ rong ruổi đạp xe, thi thoảng mẹ Thư mới chở con đi. Giống như ngày trước chị Hoa tự học qua các bộ đề, lần này Hương cũng thế. Càng gần ngày thi đại học, Hương càng vững vàng. Tuy nhiên, tôi rất lo, lỡ ra Hương sơ sảy, thì tôi thấy như mình có lỗi. Bố MQ mất rồi, mẹ Thư bận quá mải việc cơ quan chẳng giúp gì cho con gái, để con gái thua anh thua chị à?
Bao năm nay, tôi luôn nhồi nhét vào đầu con rằng, là con gái nên chọn nghề dạy học, tuy mệt nhưng nhiều niềm vui, rằng đó là một nghề cao quí, đầy ý nghĩa, tuy bận nhưng giờ lên lớp có hạn sẽ tiện nuôi dạy con cái. Hương đã học chuyên Hóa rồi, thì nên thi Đại học Sư Phạm ngành Hóa. Nhưng con gái tôi nộp đơn thi tại bốn trường: Đại học Sư phạm-ngành Hóa; Đại học Khoa học tự nhiên-ngành Công nghệ thông tin; Đại học Luật và Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Hai trường sau là dự phòng, không nói, nhưng hai trường đầu thì làm thủ tục và thi ở một nơi duy nhất, thi cùng một đề, và phải xác định rõ, là chọn thi Sư phạm hay Khoa học tự nhiên, vì chỉ có một số báo danh thôi. Nghĩa là không thể “bắt cá hai tay” được. Mẹ con tôi đều biết rõ, thi Sư phạm điểm chuẩn cao lắm, còn Khoa học tự nhiên thì thấp hơn nhiều, nghĩa là dễ đậu hơn. Hôm làm thủ tục, nhận số báo danh để chuẩn bị thi, con gái tôi phải ghi một trong hai lựa chọn. Tôi đưa Hương đi thi. Tôi nhường con quyền quyết định cuối cùng. Đứng ngoài chờ con, tim tôi đập liên hồi, hoang mang không hiểu con thi trường nào. Rốt lại, con ra và nói với tôi, con thi Sư phạm, nghĩa là con chấp nhận thử thách lớn hơn, hơn rất nhiều so với lựa chọn khác.
Rồi Hương đi thi. Kì thi đầu, cháu làm bài rất tốt, hai mẹ con vui vẻ lắm và an tâm. Mấy kì sau, thì bình thường, nhưng vì là phương án dự phòng nên ít quan tâm. Tuy nhiên, nghe ai kể chuyện, có trường hợp thi điểm cao lắm mà không đậu, chỉ vì thiếu nửa điểm. Tôi nghe thấy lạ,và vận luôn vào con mình chuyện này, rồi cố trấn an, đợi ngày xem kết quả. Tôi đến Đại học Khoa học tự nhiên, tìm xem điểm của con. Thí sinh đông lắm nên bảng điểm treo la liệt, từng tập từng tập dày, và trải rộng quanh khu vực lớn. Tìm mãi rồi cũng phải ra. Tôi đeo kính cẩn thận để nhìn thật rõ, Hương thi tổng số 26 điểm, trong đó Toán 9, Hóa 9, Lý 8. Nhưng kết luận lại thì không thấy có chữ trúng tuyển, chỉ chơ vơ điểm số thế thôi. Tôi hoảng quá, đi tìm điểm chuẩn vào Đại học Sư phạm, ngành Hóa thì thấy ghi thật rõ, khu vực 3 (tức là Hà Nội) điểm chuẩn là 26,5! Thôi rồi, kêu ai bây giờ? Tôi tái mặt, đầu ong ong, có lúc cảm thấy mình loạng choạng đi không thật vững. Đọc đi đọc lại, không còn nghi ngờ gì nữa, con gái tôi trượt thật rồi. Tôi mệt mỏi, chán chường và thương con quá, nhưng chưa về. Tôi lấy quyển sổ tay, rồi lục tìm từ trong danh sách mênh mông ấy chọn ghi tất cả các cháu đậu vào ngành Hóa. Kết quả là có 122 cháu đậu, và so với điểm xếp từ cao xuống thấp thì Hương nhà tôi đứng thứ 17, nghĩa là cháu chỉ thua điểm của 16 bạn thôi, và là điểm thật cao. Nhưng mà vẫn trượt tại vì các khu vực khác chuẩn chỉ 22, 23 thôi; còn ở Hà Nội thì 26 chưa đủ điểm đỗ. Vẫn biết vậy, nhưng cứ nhìn vào danh sách thì lại thấy đau lòng. Ngậm ngùi nghĩ tới điểm chuẩn Đại học Khoa học tự nhiên, khoa Công nghệ thông tin chỉ có 21, càng thấy buồn hơn. Thôi, lại phải chấp nhận “số” rồi.
Tôi bị xốc nặng, nhưng dấu kín để khỏi tác động tới con. Tôi tỏ ra bình thản, an ủi Hương, đúng là không may thật, mẹ sẽ cố xin phúc tra, hoặc chờ hạ điểm chuẩn vậy. Vừa mới sáng hôm nào, chở con đi thi, mẹ đi thật sớm sợ tắc đường, mẹ còn hồ hởi hát khẽ “Ba sẽ là cánh chim, Đưa con bay thật xa, Mẹ sẽ là bông hoa, Cho con cài lên ngực…” Mẹ vẫn muốn có bố ở bên mẹ con mình, phù hộ cho con, nhưng…
Hứa với con gái, tôi cố hỏi thủ tục phúc tra, hoặc làm đơn xin chuyển từ Sư phạm sang Khoa học tự nhiên nhưng đều vô hiệu. Tôi đành động viên cháu tiếp tục ôn để qua sang năm thi lại. Một năm trời nặng nề trôi qua. Tôi luôn lén nhìn con gái học ôn, xem thái độ của con thế nào, luôn lẩm bẩm lạy Trời khấn Phật khấn gia tiên nội ngoại hãy cho cháu nghị lực để đừng bỏ cuộc. Và rồi kì thi cũng phải đến. Lần này, cả tôi cả con không ai dám có ý tưởng liều mình thi Sư Phạm được nữa, và giấc mơ con tôi làm cô giáo vụt biến tan…
Con gái tôi đậu vào ngành Công nghệ thông tin trường Đại học Khoa học tự nhiên. Tôi thở phào nhẹ nhõm. Tôi đã không còn thời gian quan tâm thật sâu sắc đến ý thích của con, cùng những ước mơ của nó. Thì vẫn là tôi mà, một cái tôi bận rộn với công việc cơ quan và tin tưởng con hoàn toàn. Có chăng, từ đây, tôi lại phải băn khoăn xem con thân với ai, khi nào con có bạn trai, con liệu có được người bạn đời hiền như…bố MQ của con không?
Gian nan Út vào đại học
Thấm thoắt rồi bé Hương con gái rượu bia của bố MQ cũng lại thi và đậu vào chuyên Hóa của trường Hà Nội Amsterdam để học phổ thông trung học. Khi còn ở nhà tập thể, Hương đi học ngay gần nhà. Nhà bên này đường thì trường bên kia đường. Nhưng tới khi tôi xây xong nhà ở Cổ Nhuế, thì Hương phải đi học xa rồi. Lại lẽo đẽo xe đạp, chỉ khác là lần này, cô nàng được mẹ mua cho một chiếc xe đạp Nhật xịn, mua từ Hải phòng mang về Hà Nội rất cầu kì. Học cấp 3, rồi chuẩn bị cho thi đại học, cũng phải học thêm nhiều. Hồi đầu, tôi sợ Hương yếu sức khỏe, sức học không thật tốt như chị Hoa, nên thuê gia sư về kèm cặp tại nhà. Nhưng thực tế thì Hương tự thấy không hiệu quả, nên chỉ tự học, hoặc học đại trà cùng các bạn, không học gia sư nữa. Thế là con bé cứ rong ruổi đạp xe, thi thoảng mẹ Thư mới chở con đi. Giống như ngày trước chị Hoa tự học qua các bộ đề, lần này Hương cũng thế. Càng gần ngày thi đại học, Hương càng vững vàng. Tuy nhiên, tôi rất lo, lỡ ra Hương sơ sảy, thì tôi thấy như mình có lỗi. Bố MQ mất rồi, mẹ Thư bận quá mải việc cơ quan chẳng giúp gì cho con gái, để con gái thua anh thua chị à?
Bao năm nay, tôi luôn nhồi nhét vào đầu con rằng, là con gái nên chọn nghề dạy học, tuy mệt nhưng nhiều niềm vui, rằng đó là một nghề cao quí, đầy ý nghĩa, tuy bận nhưng giờ lên lớp có hạn sẽ tiện nuôi dạy con cái. Hương đã học chuyên Hóa rồi, thì nên thi Đại học Sư Phạm ngành Hóa. Nhưng con gái tôi nộp đơn thi tại bốn trường: Đại học Sư phạm-ngành Hóa; Đại học Khoa học tự nhiên-ngành Công nghệ thông tin; Đại học Luật và Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Hai trường sau là dự phòng, không nói, nhưng hai trường đầu thì làm thủ tục và thi ở một nơi duy nhất, thi cùng một đề, và phải xác định rõ, là chọn thi Sư phạm hay Khoa học tự nhiên, vì chỉ có một số báo danh thôi. Nghĩa là không thể “bắt cá hai tay” được. Mẹ con tôi đều biết rõ, thi Sư phạm điểm chuẩn cao lắm, còn Khoa học tự nhiên thì thấp hơn nhiều, nghĩa là dễ đậu hơn. Hôm làm thủ tục, nhận số báo danh để chuẩn bị thi, con gái tôi phải ghi một trong hai lựa chọn. Tôi đưa Hương đi thi. Tôi nhường con quyền quyết định cuối cùng. Đứng ngoài chờ con, tim tôi đập liên hồi, hoang mang không hiểu con thi trường nào. Rốt lại, con ra và nói với tôi, con thi Sư phạm, nghĩa là con chấp nhận thử thách lớn hơn, hơn rất nhiều so với lựa chọn khác.
Rồi Hương đi thi. Kì thi đầu, cháu làm bài rất tốt, hai mẹ con vui vẻ lắm và an tâm. Mấy kì sau, thì bình thường, nhưng vì là phương án dự phòng nên ít quan tâm. Tuy nhiên, nghe ai kể chuyện, có trường hợp thi điểm cao lắm mà không đậu, chỉ vì thiếu nửa điểm. Tôi nghe thấy lạ,và vận luôn vào con mình chuyện này, rồi cố trấn an, đợi ngày xem kết quả. Tôi đến Đại học Khoa học tự nhiên, tìm xem điểm của con. Thí sinh đông lắm nên bảng điểm treo la liệt, từng tập từng tập dày, và trải rộng quanh khu vực lớn. Tìm mãi rồi cũng phải ra. Tôi đeo kính cẩn thận để nhìn thật rõ, Hương thi tổng số 26 điểm, trong đó Toán 9, Hóa 9, Lý 8. Nhưng kết luận lại thì không thấy có chữ trúng tuyển, chỉ chơ vơ điểm số thế thôi. Tôi hoảng quá, đi tìm điểm chuẩn vào Đại học Sư phạm, ngành Hóa thì thấy ghi thật rõ, khu vực 3 (tức là Hà Nội) điểm chuẩn là 26,5! Thôi rồi, kêu ai bây giờ? Tôi tái mặt, đầu ong ong, có lúc cảm thấy mình loạng choạng đi không thật vững. Đọc đi đọc lại, không còn nghi ngờ gì nữa, con gái tôi trượt thật rồi. Tôi mệt mỏi, chán chường và thương con quá, nhưng chưa về. Tôi lấy quyển sổ tay, rồi lục tìm từ trong danh sách mênh mông ấy chọn ghi tất cả các cháu đậu vào ngành Hóa. Kết quả là có 122 cháu đậu, và so với điểm xếp từ cao xuống thấp thì Hương nhà tôi đứng thứ 17, nghĩa là cháu chỉ thua điểm của 16 bạn thôi, và là điểm thật cao. Nhưng mà vẫn trượt tại vì các khu vực khác chuẩn chỉ 22, 23 thôi; còn ở Hà Nội thì 26 chưa đủ điểm đỗ. Vẫn biết vậy, nhưng cứ nhìn vào danh sách thì lại thấy đau lòng. Ngậm ngùi nghĩ tới điểm chuẩn Đại học Khoa học tự nhiên, khoa Công nghệ thông tin chỉ có 21, càng thấy buồn hơn. Thôi, lại phải chấp nhận “số” rồi.
Tôi bị xốc nặng, nhưng dấu kín để khỏi tác động tới con. Tôi tỏ ra bình thản, an ủi Hương, đúng là không may thật, mẹ sẽ cố xin phúc tra, hoặc chờ hạ điểm chuẩn vậy. Vừa mới sáng hôm nào, chở con đi thi, mẹ đi thật sớm sợ tắc đường, mẹ còn hồ hởi hát khẽ “Ba sẽ là cánh chim, Đưa con bay thật xa, Mẹ sẽ là bông hoa, Cho con cài lên ngực…” Mẹ vẫn muốn có bố ở bên mẹ con mình, phù hộ cho con, nhưng…
Hứa với con gái, tôi cố hỏi thủ tục phúc tra, hoặc làm đơn xin chuyển từ Sư phạm sang Khoa học tự nhiên nhưng đều vô hiệu. Tôi đành động viên cháu tiếp tục ôn để qua sang năm thi lại. Một năm trời nặng nề trôi qua. Tôi luôn lén nhìn con gái học ôn, xem thái độ của con thế nào, luôn lẩm bẩm lạy Trời khấn Phật khấn gia tiên nội ngoại hãy cho cháu nghị lực để đừng bỏ cuộc. Và rồi kì thi cũng phải đến. Lần này, cả tôi cả con không ai dám có ý tưởng liều mình thi Sư Phạm được nữa, và giấc mơ con tôi làm cô giáo vụt biến tan…
Con gái tôi đậu vào ngành Công nghệ thông tin trường Đại học Khoa học tự nhiên. Tôi thở phào nhẹ nhõm. Tôi đã không còn thời gian quan tâm thật sâu sắc đến ý thích của con, cùng những ước mơ của nó. Thì vẫn là tôi mà, một cái tôi bận rộn với công việc cơ quan và tin tưởng con hoàn toàn. Có chăng, từ đây, tôi lại phải băn khoăn xem con thân với ai, khi nào con có bạn trai, con liệu có được người bạn đời hiền như…bố MQ của con không?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét